Dầu tràm hay còn gọi là tinh dầu tràm được xem là loại dược liệu quý trong hỗ trợ điều trị bệnh của dân gian xưa. Và Huế được xem là cái nôi của nghề sản xuất tinh dầu tràm ở Việt Nam về cả chất lượng và sản lượng chưng cất. Dầu tràm Huế được bày bán khá nhiều ở các điểm du lịch, các cửa hàng đặc sản và đặc biệt dọc Quốc Lộ 1A đoạn chạy qua xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc. Tuy nhiên, vì dầu tràm là chất cháy nổ, nên bạn phải lưu ý một vài điều trước khi mua dầu tràm làm quà.
Giới thiệu về tinh dầu tràm Huế
Tinh dầu tràm Huế được chưng cất từ lá và cành nhỏ của cây tràm gió. Việc chưng cất tinh dầu tràm được xem là nghề truyền thống lâu năm của xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, TT-Huế.
Thành phần chính của tinh dầu tràm
Thành phần chính trong tinh dầu là 1.8 cineole (Eucalyptol) >60%, α- Terpineol. Ngoài ra, tinh dầu tràm còn chứa linalool, limonen.
Trong đó 2 thành phần chính tạo nên công dụng của dầu tràm là 1.8 cineole (Eucalyptol) và α- Terpineol
- 1.8 cineole (Eucalyptol): có chức năng làm ấm đường hô hấp, làm sạch mũi trực tiếp. Gây kích thích tức thời các tế bào niêm mạc mũi xoang làm tiết dịch để cuốn trôi chất nhầy, giảm các yếu tố gây viêm, bảo vệ cơ quan hô hấp trên gồm mũi, xoang, họng và thanh quản, giảm viêm tại chỗ trong khoang mũi, xoang.
- α- Terpineol: đây là hoạt chất có tác dụng sát trùng rất an toàn cho cơ thể người ở mọi lứa tuổi.
Cách chưng cất
Dầu tràm được chưng cất bằng cách cho lá tràm gió vào nồi sắt, inox kín, trộn cùng với nước theo tỷ lệ 2 lá 1 nước. Sau đó đun sôi hỗn hợp này. Hơi nước và tinh dầu tràm được dẫn qua một ống inox. ống inox lại được cho chạy qua một bể nước lạnh. Hơi nước và tinh đầu tràm theo đường ống inox này khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành chất lỏng. Sau đó dùng chai hứng hỗ hợp chất lỏng này. Vì tinh dầu tràm không hòa tan được với nước và nhẹ hơn nước nên tinh dầu tràm sẽ nổi lên trên, nước ở dưới. Chiết tách ra ta thu được tinh dầu.
Thường mất khoảng 4h để nấu xong một nồi dầu tràm 150kg lá. Giai đoạn đầu sẽ đun lớn lửa để sôi nước. Khi hỗn hợp nước và dầu bắt đầu chảy ra vòi ở thùng chưng lạnh thì cho nhỏ và đều lửa.
Lá và cành cây tràm gió sau khi nấu xong có thể phơi khô để đun cho các nồi tiếp theo.
Các loại tinh dầu tràm Huế có bán trên thị trường
Có 02 loại chính là nguyên chất và không nguyên chất
- Tinh dầu tràm nguyên chất (hay còn gọi là loại đặc biệt) thì được nấu 100% từ lá và cành nhỏ cây tràm gió. Tùy vào chất lượng lá tràm gió như là non hay lá già, thu hoạch vào mùa mưa hay mùa nắng mà lượng dầu cho ra cũng khác nhau. Thông thường, 150kg lá và cành nhỏ tràm gió cho ra khoảng 500ml (1/2lit) tinh dầu nguyên chất.
- Tình dầu tràm không nguyên chất: Ngoài lá và cành nhỏ cây tràm gió, còn pha thêm một phần cây chổi (người dân Phú Lộc gọi là cây bổi). Tùy theo tỷ lệ giữa cây bổi và lá tràm gió mà có nhiều loại tinh dầu tràm khác nhau. Và giá bán cũng khách nhau.
Đặc tính của tinh dầu bổi là mùi nặng hơn và cây bổi cho lượng tinh dầu nhiều hơn, cũng như giá thu mua cây bổi lại rẻ hơn rất nhiều so với tràm gió.
Cách phân biệt các loại tinh dầu tràm Huế
Như đã nói ở phần trên, nếu một người bình thường mua tinh dầu tràm thì rất khó phân biệt đâu là dầu tràm nguyên chất, đâu là dầu tràm không nguyên chất, đâu là dầu bổi.
Thường sau khi nấu xong, tinh dầu tràm nguyên chất sẽ có màu vàng rất nhạt ngã xanh. Dầu tràm có pha lá bổi sẽ có màu vàng đậm hơn.
Tuy nhiên dựa vào màu sắc thì rất khó để phân biệt giữa dầu nguyên chất và không nguyên chất, giữa dầu thật và dầu giả.
Nếu cho dầu tràm nguyên chất vào chai sau đó lắc mạnh tạo thành bọt. Nếu đúng là nguyên chất thì sau 3 – 5 phút, phần bọt sẽ tan đi. Nếu tinh dầu tràm không nguyên chất thì phần bọt vẫn còn.
Do đó, đến Huế nếu muốn mua dầu tràm thì nên chọn cơ sở uy tín để mua.
Giá bán
150kg lá và cành nhỏ tràm gió chỉ cho ra khoảng 500ml tinh dầu tràm. Nên nhìn chung giá tinh dầu tràm nguyên chất khá cao. Giao động từ 2,5 – 3 triệu/lít.
Các loại dầu tràm không nguyên chất thì tùy vào tỷ lệ giữa tràm – bổi mà có giá thành khác nhau.
Thông thường, tinh dầu được chiết vào 1 chai nhỏ mà người làm nghề hay gọi là chai “LÉT”, thể tích khoảng 70ml.
Mua tinh dầu tràm Huế ở đâu
Vì rất khó phân biệt được các loại tinh dầu tràm nên việc mua tinh dầu tràm đảm bảo chất lượng cũng không phải dễ. Tốt hơn hết hãy chọn các cơ sở uy tín hay cơ sở của người thân quen.
Tinh dầu tràm Huế của Lá quê
Lá quê cung cấp 02 loại dầu tràm với nhãn hiệu NAM PHƯƠNG, là thành viên của hợp tác xã Lộc Thủy
1. Dầu tràm Huế loại đặc biệt: được chưng cất 100% từ lá tràm gió, không pha trộn với cây chổi.
2. Dầu tràm Huế loại 1: Tỷ lệ 90% lá tràm gió, 10% lá bổi
Điều quan trọng hơn cả là Lá Quê có chi nhánh ở Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đã Nẵng nên những bạn đến Huế bằng máy bay không thể mua theo dầu tràm thì chi nhánh của Lá Quê sẽ chuyển hàng giúp mọi người nhé.
>>> Xem thêm các sản phẩm đặc sản Huế của Lá Quê tại đây.
Trần Anh Kiệt –
Tinh dầu rất chất lượng
Một lưu ý là tinh dầu tràm không được mang đi máy bay nhé mọi người. Cũng may Lá quê lại có chi nhánh ở Sài Gòn, giải quyết được vấn đề
Thanks shop
Đặng Hương Giang –
Mua về chiết ra chai tình dầu để trong phòng ngủ, mùi thơm lắm luôn
Mình chỉ dùng để tạo hương thơm cho phòng, chưa thử dược liệu trị bệnh nên chưa biết thế nào
Nguyễn Thúy –
Mua về thay các loại tinh dầu quế, sả…để phòng ngủ rất thích
Không hiểu vì sao mình lại rât thích dầu tràm này