Vua Tự Đức là vị vua thứ 4 của triều Nguyễn. Vua Tự Đức được xem là vị vua tài hoa, hiếu thảo nhất trong các vị vua triều Nguyễn. Nhưng sinh thời, Tự Đức là ông vua có sức khỏe ốm yếu. Tuy nhiên, ông trị vì đất nước trong giai đoạn có nhiều bất ổn của đất nước, trong đó có việc Pháp xâm chiếm Việt Nam.
Vua Tự Đức
- Niên hiệu: Tự Đức
- Năm sinh, năm mất: 1829 -1883
- Giai đoạn trị vì: 1847-1883
- Miếu hiệu: Dực Tông Anh Hoàng Đế
- Tên Húy: Nguyễn Phúc Hồng Nhậm
>>> Xem ngay:
Lăng vua Tự Đức
Tiểu sử các vị vua triều Nguyễn
Lịch sử lên ngôi của vua Tự Đức
Hồng Nhậm lên ngôi lúc 19 tuổi, lấy niên hiệu là Tự Đức. Việc lên ngôi của Tự Đức có nhiều người không phục tìm cách chống đối. Hồng Bảo (anh Tư Đức) âm mưu với một số kẻ thân tín bàn kế tìm cách giành lại ngai vàng. Việc bại lộ, Hồng Bảo bị hạ ngục và bị kết án tử hình. Tự Đức tha chết cho anh nhưng cho lệnh giam lại. Tuy nhiên, Hồng Bảo thắt cổ chết trong ngục (có sách viết là bị ép uống thuốc độc). Cái chết của Hồng Bảo trở thành một nghi án. Vua Tự Đức sợ sau này sử không chép đúng sự thật nên tự mình kể lại cuộc đời của mình và cho khắc vào bia đá lớn trong lăng của mình để lại cho hậu thế.
Thời gian Tự Đức trị vì, trong nước có nhiều loạn lạc (giặc cờ Đen, cờ Vàng, cờ Trắng, nội loạn, phò Lê diệt Nguyễn v.v…) và cũng là giai đoạn đầu mà Pháp đánh chiếm dần Việt Nam.
Năm Tự Đức thứ 9, có chiến thuyền “Catinat” vào cửa Đà Nẵng rồi cho người đem thư lên trách triều đình về việc giết đạo Thiên Chúa. Không được trả lời, quân Pháp bắn phá các đồn lũy rồi bỏ đi. Giám mục Pellerin trốn được lên tàu. Giám mục Pellerin về Pháp thuật lại cho triều đình Pháp cảnh các giáo sĩ Thiên Chúa giáo bị đàn áp dã man ở Việt Nam và yêu cầu chính quyền Pháp cho quân sang đánh Việt Nam.
Tháng 7 năm Tự Đức thứ 11 (1858), chiến tranh xâm lược Việt Nam chính thức bắt đầu. Trung tướng Pháp là Rigaulo de Genouilly đem tàu chiến Pháp và tàu Tây Ban Nha (Espagne) tất cả gồm 14 chiếc tiến vào cửa biển Đà Nẵng bắn phá rồi hạ thành An Hải và thành Tôn Hải. Chiếm được Đà Nãng quân Pháp dự kiến tiến ra Huế nhưng lực lượng triều đình nhà Nguyễn kéo tới mỗi lúc một đông, quân Pháp lại không quen khí hậu nên ngã bệnh cũng nhiều. Thấy đánh Huế không nổi, tướng Pháp đổi ý, quay qua đánh Gia Định, nơi dễ lấy hơn và là vùng trù phú hơn.
Đầu năm sau Rigault de Genouilly dẫn quân Pháp và sau: Tây Ban nha vượt biển vào cửa Cần Giờ, đánh thành Gia Định . Chỉ trong 2 ngày Gia Định thất thủ, quan Hộ đốc Vũ Duy Ninh phải tự vẫn . Quân Pháp san phẳng thành trì rồi lại đem quân trở ra Đà Nẵng. Hai bên đánh một trận lớn ở đồn Phúc Ninh. Thua trận Nguyễn Tri Phương phải rút quân về giữ đồn Nại Hiên và đồn Liên Trì cố thủ. Lúc này tướng Pháp Page sang thay, đã đề nghị giảng hòa, và xin được tự do giảng đạo Thiên Chúa và được buôn bán với nước ta.
Năm 1862, quân Pháp đưa quân chiếm luôn Biên Hoà và Vĩnh Long. Triều đình phải hai ông Phan Thanh Giản và ông Lâm Duy Tiếp vào Nam giảng hoà với Pháp ngày 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất ( 1862 ).
Trong bản hoà ước ấy (12 khoản) có những khoản như sau:
- Nước Việt Nam phải để cho giáo sĩ Thiên Chúa giáo nước Pháp và Tây Ban Nha được tự do giảng đạo và để dân được tự do theo đạo .
- Nước Việt Nam phải nhượng đất cho Pháp tỉnh Biên Hoà, Gia Định và Định Tường và phải để cho chiến thuyền của Pháp ra vào tự do ở sông Mekong (Cửu Long).
Vua Tự Đức tuy cắn răng chịu nhường 3 tỉnh Nam kỳ, mảnh đất cơ nghiệp nhà Nguyễn cho Pháp nhưng lại ngầm phái Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản đem phẩm vật sang nước Pháp và Tây Ban Nha để xin chuộc lại 3 tỉnh này.
Năm Tự Đức thứ 20 (1867), thiếu tướng De la Grandière kéo quân đánh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ông Phan Thanh Giản biết chống không nổi nên nộp thành trì rồi uống thuốc độc tự vẫn. Thế là đất Nam Kỳ đã thuộc về Pháp. Nước Pháp tạm ngừng cuộc chinh phục tại đây.
Quân Pháp lấy Bắc Kỳ lần thứ nhất : 6 năm sau – 1873, Dupré sai Trung úy hải quân Francis Garnier đem quân ra Hà Nội vờ giải quyết chuyện xích mích rồi bất ngờ nổ súng bắn vào thành Hà Nội. Thành vỡ, tướng Nguyễn Tri Phương bị thương nặng nhưng không cho băng bó và nhịn ăn chết. Thành Hà Nội thất thủ, chỉ trong 20 ngày mất tất cả 4 tỉnh.
Lúc bấy giờ có tướng Lưu Vĩnh Phúc đầu đảng của “giặc cờ Đen” về hàng triều đình Huế . Vua Tự Đức phong cho chức Đề đốc để phụ trách đánh quân Pháp. Lưu Vĩnh Phúc đem quân về đánh thành Hà Nội. Francis Garnier đem quân ra nghênh thi bị phục kích chết ở cầu Giấy. Thất bại này khiến Pháp phải trả lại thành và 4 tỉnh bị chiếm. Hai bên ký hoà ước năm Giáp Tuất (1874) trong đó triều đình Huế công nhận cả miền Nam thuộc về Pháp và Pháp cũng bồi thường lại cho Việt Nam một số tàu bè và súng ống.
Quân Pháp lấy Bắc kỳ lần thứ hai : Năm 1881, nước Pháp đã hồi phục lại sinh lực nên tiếp tục bành trướng ở Nam Á. Năm 1882, quân Pháp gửi tối hậu thư cho quan Tổng đốc Hoàng Diệu ở Hà Nội bắt phải hàng. Đúng 8 giờ sáng thì quân Pháp tấn công, 11 giờ thành đổ, ông Hoàng Diệu treo cổ tự tử.
Viên Khâm sai Pháp ở Huế là Rheinart sang thương thuyết, trong đó đòi nước Nam phải nhận nước Pháp bảo hộ và nhường thành Hà Nội cho Pháp. Nhiều người trong Triều đình nói rằng: “Nước ta trong còn Lưu Vĩnh Phúc, ngoài còn nước Tàu, lẽ nào bó tay mà chịu” nên từ chối.
Sau đó Triều đình cho người sang cầu cứu với nước Tàu, Triều đình nhà Thanh được dịp bèn gửi quân qua đóng hết các tỉnh Bắc Ninh và Sơn Tây. Quân Pháp thấy quân Tàu tràn qua biên giới nên cũng xua quân đánh luôn. Đại tá Henri Rivière cũng bị quân Cờ Đen giết tại cầu Giấy.
Đúng lúc này thì vua Tự Đức mất ngày 16 tháng 6 năm Quí Mùi ( 1883 ) trị vì 36 năm, thọ 55 tuổi.
>>> Xem ngay: Lăng vua Tự Đức