Bánh ít lá gai Huế (hay còn gọi là bánh ít đen) là một trong rất nhiều loại bánh truyền thống của xứ Huế. Được bày bán nhiều ở các cửa hàng bánh Huế. Và thường được dùng làm quà khi đi đám giỗ. Trong bữa tiệc, bánh ít lá gai là món tráng miệng được nhiều người Huế ưa chuộng vì tính thanh, ngọt nhẹ và mùi thơm của lá gai.
Giới thiệu bánh ít lá gai Huế
Tuy không phổ biến bằng bánh bột lọc, nhưng bánh ít lá gai Huế lại có nét đặc trưng riêng mà vùng khác không có được. Bánh nhỏ, bột và nhân dẻo và đặc biệt hơn khi ăn lại có cảm giác rất hài hòa từ việc kết hợp giữa bột và nhân bánh.
Sự khác biệt với bánh gai miền bắc
Bánh ít lá gai Huế vài bánh gai ở miền bắc có sự khác nhau rõ rệt từ cách gói bánh, hình dạng và đặc biệt là hương vị. Mặc dù thành phần làm nên bánh ít gai là như nhau gồm bột nếp, đậu xanh, nước lá gai và lá chuối, nhưng do cách chế biến và làm bánh khác nhau nên hương vị khác hẳn nhau.
Bánh ít gai Huế được gói bằng lá chuối tươi (bánh gai thì gói là chuối khô). Nhân bánh ít gai Huế mềm, dẻo hơn (nhân bánh gai thường cứng, rời rạc không có độ dẻo). Và cuối cùng là bánh ít đen ở Huế bé hơn nhiều bánh gai miền bắc. Kích thước và khối lượng nhân bánh chỉ bằng 1/4 mà thôi.
Cách làm bánh ít lá gai Huế
Cách làm bánh ít đen Huế cũng không hề đơn giản vì phải trải qua nhiều công đoạn như: chuẩn bị bột nếp, chuẩn bị nước lá gai, làm nhân bánh, chuẩn bị lá chuối và cuối cùng là gói bánh.
- Bột bánh ít gai: Là loại bột nếp loại khô. Dạng bột khô công nghiệp có bán ở các cửa hàng tạp hóa.
- Nước lá gai: Được tạo ra từ việc luộc lá gai sau đó xay mịn phần lá sau khi luộc sôi này. Lưu ý lá gai loại bỏ luôn phần xương lá.
- Bột nếp được nhồi cùng phần lá gai sau khi xay mịn, và đậy kín để lên mùi vị trong 15 – 20 phút.
- Làm nhân bánh: Nhân bánh được làm như chè đậu xanh đánh, nhưng làm đặc hơn để có thể vo thành viên.
- Lá chuối được luộc sơ qua nước để tạo độ mềm trước khi gói.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thành phần trên thì bắt đầu gói bánh ít đen. Đầu tiên sẽ cho bột lên hấp chín, lúc mới ủ xong bột sẽ có màu xanh của lá gai nhưng khi hấp chín thì sẽ có màu đen, nên được gọi là bánh ít đen.
- Dùng muỗng lấy 1 phần nhân, sau đó vo thành viên tròn – lớn nhỏ tùy theo ý định của bạn làm loại bánh to hay nhỏ.
- Dùng muỗng lấy 1 phần bột, lượng bột phải bằng 2 lần lượng nhân đậu xanh, sau đó vo viên tròn rồi làm dẹt lại. Tiếp đến là để nhân đậu xanh đã vo thành viên tròn vào bên trong phần bột đã làm dẹt, sau đó dùng tay bọc kín bột quanh viên nhân đâu xanh này rồi để ra dĩa.
- Cuối cùng là dùng lá chuối để gói lại. Thế là đã hoàn thiện quá trình làm ra một cái bánh ít lá gai kiểu Huế.
Lưu ý: Một số vùng như Bình Định, vị bánh ít lá gai cũng như Huế nhưng công đoạn làm có phần khác biệt. Đó là, gói bánh xong mới đem lên hấp chín. Người Huế thì bột đã hấp chín rồi với gói.
Bảo quản bánh ít lá gai Huế
Nhìn chung bánh ít lá gai là loại bánh khó bảo quản. Sau khi làm xong, nếu để bên ngoài chỉ được 2 -3 ngày. Nếu để ngăn mát thì kéo dài khoảng 4 – 5 ngày. Lá Quê vẫn khuyên bạn, với bánh ít là gai thì nên ăn ngay khi mua về hay sau khi làm xong, sẽ ngon hơn nhiều so với việc bảo quản.
Và tuyệt đối không được bảo quản ngăn đá hay tủ đông vì sau khi lấy ra phải hấp chín lại, vô tình làm mất hương vị bánh.
Ngoài bánh ít lá gai, Lá quê còn sản xuất nhiều loại bánh truyền thống khác của Huế như bánh bột lọc nhân tôm thịt, bánh bột lọc chay, bánh nậm, bánh ít nhân tôm thịt, bánh đậu xanh trái cây…Nếu bạn cần thông tin, vui lòng vào liên kết bên dưới
Phương An –
Ngon hơn bánh lá gai ở miền Bắc nhiều, Nhân bột rất dẻo. Vị ngọt vừa phải, vị của bánh rất thanh
Đặng Hương Giang –
Lần đầu tiên mua loại bánh này, kiểu khác xa so với bánh gai ngoài miền bắc
Vị ngọt thanh, có mùi thơm của lá gai, đậu xanh…
Tiếc là bánh này không bảo quản lâu được
Nguyễn Thảo –
Bánh rất ngon, vị thanh, ngọt nhẹ
Giá hơi cao nhưng vì rất ngon nên chấp nhận mua
Kính Nguyễn –
Vỏ bánh dai vừa phải, rất thơm. Nhân bánh vị ngọt dịu !
Thanh Tung Tran –
Bánh ngọt diu, vỏ bánh rất thơm. Mình thì không thích lắm do không thích ăn ngọt. Bạn nào thích ăn ngọt chắc sẽ mê lắm đây !
Nhã Phương –
Vị bánh ngon, như bánh ít lá gai của Bình Định, nhưng có khác là lá chuối không bị hấp chín như bánh ít bình định nên nhìn bên ngoài đẹp hơn. Độ ngọt của bánh vừa phải, thanh nên ăn rất thích, đặc biệt các cháu nhà mình
Lan Nhi –
Bánh có vị thanh, không ngọt lắm. Ăn vào có thể cảm nhận được mùi vị của lá gai. một người có thể ăn dc nữa túi mà không ngán