Vua Thiệu Trị – Vị vua thứ ba, tài hoa, hiếu thảo của triều Nguyễn

Vua Thiệu Trị

Vua Thiệu Trị, tên thật là Nguyễn Phúc Tuyền, húy là Miên Tông sinh năm Đinh Mão (1807) là con trưởng của vua Minh Mạng. Khi vua Minh Mạng băng hà đã truyền ngôi vua cho ông, trở thành vị vua thứ ba của triều Nguyễn. Cuộc đời vua Thiệu Trị nhìn chung không có nhiều biến cố, tất cả công việc trị vì đất nước đều noi theo vua chả, không có mấy đổi mới.

Vua Thiệu Trị 

  • Niên hiệu:  Thiệu Trị 
  • Năm sinh, năm mất:  1807-1847 
  • Giai đoạn trị vì: 1841-1847
  • Miếu hiệu: Hiến Tổ Chương Hoàng Đế
  • Tên Húy: Nguyễn Phúc Tuyền

>>> Xem thêm:
Lăng vua Thiệu Trị

Tiểu sử các vị vua triều Nguyễn

Hoàn cảnh lên ngôi vua

Vua Minh Mạng băng hà, con trưởng của vua Hoàng tử Nguyễn Phúc Tuyền, húy là Miên Tông sinh năm Đinh Mão (1807) được di mệnh nối ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Tri. Sách nói vua Thiệu Trị là một người hiền hoà, siêng năng cần mẫn nhưng không có tính hoạt động như vua cha. Mọi việc đều noi theo cũ không có gì đổi mới.

>>> Xem thêm: Lịch sử các đời vua Triều Nguyễn

Đương thời ông nổi tiếng là vua thi sĩ, có để lại rất nhiều bài thơ, nổi tiếng nhất là hai bài thơ chữ Hán có tên là Vũ Trung Sơn Thủy (cảnh trong mưa) và Phước Viên Văn hội lương dạ mạn ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên). Cả hai bài không trình bày theo lối thường mà viết thành năm cái vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn có một số chữ, đếm mỗi bài có 56 chữ, ứng với một bài thơ thất ngôn bát cú. Nhìn vào như một “trận đồ bát quái”, vua có chỉ cách đọc và đố là kiếm ra 64 bài thơ trong đó nhưng tới nay chưa ai kiếm ra được hết.

Lúc này Nam Kỳ nổi lên nhiều giặc giã, dân Chân Lạp nổi loạn và quân Xiêm La sang đánh phá, vua phải dùng binh đánh dẹp mãi tới năm Thiệu Trị thứ bảy (1847) mới tạm yên.

Từ khi Thiệu Thị lên ngôi, việc cấm đạo Thiên Chúa mới giảm bớt, nhưng triều đình vẫn ghét đao, và còn giáo sĩ ngoại quốc vẫn bị giam ở Huế vì tội truyền đạo.

Năm Đinh Mùi (1847), nước Pháp biết rằng ở Huế không còn giáo sĩ bị giam nữa, mới sai đại tá De Lapierre và trung tá Rigault de Genouilly đem hai chiếc chiến thuyền vào Đà Nẵng. Tại đây họ xin bỏ những chỉ dụ cấm đạo và để cho người trong nước được tự do theo đạo mới. Trong lúc hai bên còn đang thương nghị thì xảy ra xung đột giữa chiến thuyền của Pháp và hải quân nhà Nguyễn.

Thiệu Trị thấy vậy tức giận vô cùng, lại ra dụ (sắc lệnh) cấm người ngoại quốc vào giảng đạo và trị tội những người trong nước đi theo đạo. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau thì vua lâm bệnh nặng. Trong khi đó Nguyễn Phúc Hồng Bảo, con trưởng của vua Thiệu Trị và bà phi Đinh Thị Hạnh, vốn là người ham chơi, không chịu học hành, tối ngày chỉ lo đánh bạc. Vua Thiệu Trị buồn lắm nhưng không dạy sửa được.

Khi vua lâm bệnh nặng, cho đòi các quan đại thần vào trối. Trương Đăng Quế, Vũ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương và Lâm Duy Hiệp vào chầu. Ngài phán rằng Hồng Bảo tuy lớn nhưng ngu độn, ít học, chỉ ham vui chơi, nối nghiệp không được, con thứ hai là Hồng Nhậm, thông minh, ham học giống vua có thể cai trị nước được. Vua yêu cầu các quan phải thi hành tờ di chiếu của vua để lại. Triều thần khóc, bái lạy và gọi Hồng Nhậm đến trao ấn và kiếm. Hồng Bảo được tin, tức giận đem thân binh vào cung. Bị quan Phạm Thế Lịch đem quân cản lại chỉ cho mình Hồng Bảo vào. Hồng Bảo lạy vua sau cái, vua giận quay mặt không thèm nhìn. Phạm Thế Lịch và Vũ Văn Giải đưa Hồng Bảo ra hậu cung và cầm giữ ở đó.

Mấy ngày sau thì vua băng hà tại điện Càn Thành (1847). Ông làm vua được 7 năm, thọ 40 tuổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *