Nguồn gốc của tôm Phá TAM GIANG
Tôm phá tam giang, người Huế hay gọi là tôm gân hay tôm sáo, là loại tôm sống ở vùng nước lợ (nước hòa tan giữa nước mặn của biển và nước ngọt của sông) của hệ đầm phá TAM GIANG và CẦU HAI.
Đặc điểm của tôm phá TAM GIANG
Đặc điểm của tôm phá TAM GIANG là kích thước của tôm khá bé, loại lớn nhất cũng chỉ đạt tầm 200 con/1kg nhưng loại lớn này lại rất hiếm; phần lớn tôm có kích thước từ 300-400 con/1kg.
Vì tôm phá TAM GIANG sống ở môi trường nước lợ, nên hội tụ được đặc tính của tôm biển và tôm sông. Tuy kích thước nhỏ hơn so với các loại tôm khác nhưng thịt tôm phá TAM GIANG rất chắc, ngọt, vỏ mỏng, đặc biệt khi rim lên sẽ có màu đỏ tươi rất hấp dẫn. Nếu rim lâu trên bếp thì thịt tôm phá TAM GIANG không bị teo lại như các loại tôm nuôi
Ngoài ra, khác hẳn với các loại tôm khác, tôm phá TAM GIANG khi chế biến không cần cắt bỏ hết phần đầu mà vẫn KHÔNG bị mùi hăng như các loại tôm khác (Phần đầu là nơi chứa phân của tôm)
Các món ăn từ tôm Phá TAM GIANG
Với đặc điểm thịt chắc, ngọt, vỏ mỏng, tôm Phá TAM GIANG được dùng để chế biến rất nhiều món ăn ngon. Người Huế hay dùng loại tôm này để làm các loại bánh như bánh bột lọc, bánh nậm, bánh ít và bánh gói…; có thể dùng tôm này để chế biến các món ăn hàng ngày như tôm rim, tôm rim với thịt, canh tôm với rau. Và một món ăn cũng rất nổi tiếng ở Huế đó là tôm chua
Tham khảo: Cách làm bánh bột lọc với tôm Phá TAM GIANG
Nhược điểm duy nhất của loại tôm này là giá khá cao so với các loại tôm nuôi và mùa mưa lạnh thì rất hiếm có
Giá tôm thì tùy vào kích thước và thời điểm. Giao động từ 140k – 250k/1kg cho loại 250 con/1kg
Các loại bánh của Lá quê phần lớn được làm từ loại tôm này. Nếu bạn có nhu cầu về tôm Phá TAM GIANG thì hãy vui lòng liên hệ với Team Lá quê nhé
Tham khảo: Sản phẩm bánh Huế của Lá quê
admin –
Con nhỏ, nhưng tươi, thịt chắc