Nội dung
Vua Dục Đức, vị vua có số phận bi thảm nhất trong 13 vị vua triều Nguyễn. Lên ngôi danh nghĩa trong vòng 3 ngày thì bị bắt giam ngay tại nghi lễ đọc di chiếu truyền ngôi. Và cuối cùng chết vì đói khát trong ngục thất. Tuy nhiên, cuộc đời cũng đền đáp cho ông bằng việc sau 6 năm sau, một người con của ông cũng đã chính thức lên ngôi Hoàng đế thứ 10 của triều Nguyễn (vua Thành Thái, lên ngôi năm 1889).
Vua Dục Đức
- Niên hiệu: Dục Đức
- Năm sinh , mất: 1853-1883
- Giai đoạn trị: 1883
- Miếu hiệu: Công Tông Huệ Hoàng Đế
- Tên Húy: Nguyễn Phúc Ưng Chân
>>> Xem ngay:
Lăng vua Dục Đức
Tiểu sử các vị vua triều Nguyễn
Lịch sử lên ngôi của vua Dục Đức
Vua Tự Đức lúc nhỏ bị bệnh đậu mùa nên không có con, phải xin 3 người con trai của 2 người em làm con nuôi. Vua nhường ngôi lại cho con trưởng Ưng Chân, phong 3 ông đại thần Trần Tiến Thành, Nguyễn Văn Tuờng và Tôn Thất Thuyết làm phụ chính để giúp tân vương. Thảm kịch bắt đầu từ mấy câu di chiếu của Vua Tự Đức viết về đạo đức và trách nhiệm của Ưng Chân: “Vì tiên liệu Trẫm đã nuôi sẵn ba con. Ứng Chân lớn tuổi nhất, từ lâu đã đến tuổi trưởng thành, tuy nhiên mắt hơi có tật, dù xưa nay vẫn dấu kín, sợ sau này không còn thấy sáng, tính lại hiếu dâm, vì tâm tính rất xấu, không chắc đảm đương nổi việc lớn. Nhưng đất nước cần có vua lớn tuổi. Trong thời thế khó khăn này không dùng Ưng Chân thì dùng ai ? …”
Các quan Phụ chính Trần Tiến Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết dâng sớ lên vua Tự Đức xin bỏ mấy đoạn có liên quan đến tính nết xấu của tự quân và xin bỏ câu “không chắc đảm đương nổi việc lớn” nhưng vua Tự Đức từ chối. Nhà vua bảo: “Phải giữ lại câu đó để nhắc người kế vị phải tự răn mình, tu tỉnh”.
Ngày 17 tháng 7 năm 1883 Dương lịch, vua Tự Đức bằng hà tại điện Càn Thành. Theo di chiếu Hoàng tử Ưng Chân vào chịu tang và coi như là vua kế vị, niên hiệu là Dục Đức.
Kết cục bi thảm của vị vua chưa làm lễ đăng quang
Ba ngày sau (20-7-1883) là lễ đăng quang của vua Dục Đức tại điện Thái Hoà. Quan Phụ chính Trần Tiến Thành đứng ra đọc Di chiếu. Tới đoạn nói về tật xấu của vua, ông hạ giọng đọc rất thấp (có sách nói là không đọc) thì lúc bấy giờ quan Phụ chính Nguyễn Văn Tường nhảy ra nắm áo ông và nói lớn: “Tại sao ông không đọc đoạn tiên đế nói đến những gì Ngài nghĩ về Ưng Chân?”.
Xong ông Tường cho người khác ra đọc lại di chiếu, đọc vừa xong cái đoạn nói về thói hư tật xấu của vua Dục Đức thì ông Tôn Thất Thuyết cắt ngang lời người đọc và nói: “Đây là đoạn mà ông Thành đã không chịu đọc, phải xin ngưng buổi lễ để xin ý kiến của Thái Hậu và đình thần xem thử phải làm gì ! ”. Sở dĩ hai ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết S Đức dám làm vậy vì trước đó hai ngày họ đã dâng lên Hoàng Thái hậu Từ Dũ tờ hạch tội buộc cho vua Dục ba tội lớn:
- Muốn sửa di chiếu.
- Có đại tang mà mặc áo màu.
- Hư hỏng , ăn chơi.
Được bà Hoàng Thái hậu Từ Dụ bật đèn xanh, hai ông Phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết liền truất ngôi của vua Dục Đức và quản thúc ông ngay tại Dục Đức đường. Nhà học của ông bỗng trở thành nhà tù giam.
Như vậy Dục Đức làm vua chỉ vẻn vẹn có 3 ngày. Sau đó ông bị chuyển qua giam tại Thái Y Viện và cuối cùng chết vì đói và khát tại Ngục thất Thừa Thiên.
Khi mất ông để lại 8 bà vợ, 11 người con trai và 8 người con gái. (Vua Dục Đức là cha của vua Thành Thái và là ông nội của Vua Duy Tân).
Quan Ngự sử Phan Đình Phùng có lên tiếng can ngăn liền bị bắt giam rồi bị cách chức đuổi về quê.
>>> Xem ngay:
Lăng vua Dục Đức