Nội dung
Vai trò của nước đối với cơ thể thì chắc hẳn ai cũng đã biết, nước chiếm tới 70% thể tích cơ thể. Và hầu như xuất hiện ở mọi cơ quan, bộ phận của cơ thể chúng ta. Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của cơ thể
Xem thêm: Top 10 vai trò của nước đối với cơ thể
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết uống bao nhiêu nước là đủ cho cơ thể mình. Bài này chỉ chia sẽ vấn đề “Uống bao nhiêu nước là đủ?” và cách uống nước thế nào cho hiệu quả
1.Uống bao nhiêu nước là đủ cho cơ thể hàng ngày
Theo sách vở và lý thuyết thì mỗi cơ thể chúng ta hàng ngày cần uống nước từ 1.5 lít đến 2 lít nước. Nên khi đọc thông tin này mình muốn chia sẻ về sự cần thiết và không cần thiết của việc ép uống nước cho đủ theo như các bài báo khuyên các bạn.
Mình thì không có thói quen uống nhiều nước, thậm chí khi mình nói một ngày mình uống không tới 500ml, tính cả nước trong lúc ăn thì cũng không ai tin. Còn người tin mình thì lại khuyên nên kiểm tra thận xem có vấn đề gì không
Và chuyện gì xảy ra ?
Khi mình bị đau ngang phần thắt lưng mình có tìm hiểu về bệnh này thường xảy ra phụ nữ độ tuổi ngoài 40, nhất là với dân văn phòng ngồi lâu, ít vận động, là triệu chứng thoái hóa và viêm cơ hoành.
Việc đầu tiên người thân của mình nói do mình uống ít nước quá nên có thể đây là triệu chứng đau (yếu) thận (vì thận ở vùng thắt lưng). Lúc đó mình cũng lo lắng, và lên mạng tìm hiểu xem uống bao nhiêu nước là đủ, nhưng thông tin thì quá nhiều chiều.
Thế là mình dùng bảo hiểm Bảo Việt để đi kiểm tra, và yêu cầu được siêu âm kỹ thận xem thế nào. Kết quả siêu âm cho thấy thận mình hoàn toàn tốt, chẳng có vấn đề gì cả. Nên việc uống ít nước hay phải uống đủ lượng nước quy định như 1,5; 2, 2,5 lít nước một ngày cũng không hoàn toàn đúng 🙂
Bác sỹ mới giải thích cặn kẽ cho mình về việc uống bao nhiêu nước là đủ. Thật ra cơ thể mỗi người mỗi khác, và không có một nghiên cứu hay một công trình khoa học nào quy định chính xác lượng nước đủ cho cơ thể của mỗi người cụ thể. Có chăng cũng chỉ là ước lượng hay chung chung. Nhu cầu nước đối với mỗi cơ thể là hoàn toàn khác nhau, có thể với người này là 1 lit nhưng người kia lại 2 lít, người khác lại 2,5 lít…
Làm sao để xác định lượng nước cần cho cơ thể chúng ta
Chỉ đơn giản: Đừng ép cơ thể chúng ta khi uống nước theo công thức nào cả
Không cần phải quy định ngày phải uống đủ 2 lit, 2,5 lit… mà cứ uống làm sao mà cơ thể không cảm giác khát nước thì bạn đã cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mình rồi

Đừng để khát nước như anh chàng này nhé
Và theo tim hiểu của mình, uống nhiều nước lại không tốt cho cơ thể tý nào. Theo cuốn sách “Hành Trình Về Phương Đông” và “Con Đường Mây Trắng” thì uống nhiều nước sẽ làm cho tim đập nhiều hơn và giảm tuổi thọ. Đó cũng chính là lý do vì sao các vị thiền sư ở Tây Tạng hạn chế uống nước đến mức tối đa có thể
2. Uống nước đúng cách thay vì đúng công thức
Như mình trình bày ở trên thì không có một công thức nào xác định uống bao nhiêu nước là đủ cả. Nên không được ép cơ thể uống nước theo một công thức nào cả. Vì cơ thể mỗi người mỗi khác, do đó lượng nước mỗi người mỗi khác
Thay vào đó hãy uống nước đúng cách, sẽ giúp cơ thể chúng ta hấp thụ nước hiệu quả hơn thay vì đi tìm công thức để xác định nhiêu nước là đủ. Việc uống nước đúng cách cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong thực dưỡng
Xem thêm: Thực dưỡng đơn giản: Chỉ cần tuân thủ 4 nguyên tắc là đủ
Thời gian uống nước thích hợp
Trong cuốn sách nhân tố Enzim của bác sỹ HIROMI SHYNIA (là một bác sỹ chuyên về nội soi hệ tiêu hóa, rất nổi tiếng ở Mỹ và Nhật Bản, đã xuất bản 2 cuốn sách NHÂN TỐ ENZIM và NHÂN TỐ VI SINH) thì ông đưa ra một số thời điểm thích hợp cho việc uống nước như sau:
- Sau khi thức dậy: uống một ít nước để bù đắp lượng nước mất đi vào buổi tối
- Trước các bữa ăn 1h: sau 1h thì lượng nước uống vào sẽ được hấp thụ vào các tế bào, giúp việc tiêu hóa tốt hơn
- Trước lúc đi ngủ: chỉ nên uống 1 ngụm nhỏ, việc uống nhiều nước trước lúc ngủ sẽ làm cho tim hoạt động mạnh hơn. Đây là điều hoàn toàn không tốt
- Trước lúc tập thể dục 1h: để nước hấp thu vào tế bào
Uống nước thật chậm rãi
Chỉ cần nhớ một nguyên tắc “Ăn như uống, uống như ăn”. Nghĩa là thế nào nhỉ ?
Nghĩa là khi ăn phải nhai kỹ cho thức ăn hóa lỏng thành nước (chỉ là ý nghĩa thôi nhé) sau đó uống thức ăn (ăn như uống)
Và khi uống thì hãy tưởng tượng nước là thức ăn, phải nhai kỹ, từ từ rồi mới nuốt xuống (uống như ăn)
Nghĩa đơn giản là hãy uống nước một cách thật chậm nhất có thể, việc này cực kỳ tốt cho cơ thể bạn hấp thu nước
Mình đã áp dụng mấy điều trên từ lúc đọc hai cuốn sách của bác sỹ HIROMI SHINYA. Sau này mình sẽ chia sẽ nội dung 2 cuốn sách cực kỳ hay này cho các bạn