Tìm hiểu về hệ thống thành quách ở cố đô Huế

Đại nội Huế

Vấn đề này nhiều bạn dân huế chứ cũng chưa chắc hiểu rõ lắm. Nhiều bạn vẫn chưa phân biệt được các từ như: Kinh đô, Kinh thành, Hoàng thành, Đại nội, Thành nội, Nội thành…

Xem thêm: Tên gọi của 13 cửa ra vào Kinh Thành Huế không phải ai cũng biết !

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu kỹ hơn các tên gọi này

Kinh thành

Là vòng ngoài thành ngoài cùng, chu vi hơn 10km. Gồm 10 cửa ra vào (chưa tính cửa ở Trấn Bình Đài và 2 cửa đường thủy. Tổng sẽ là 13 cửa). Ba phía thành Tây, Đông và Bắc mỗi thành có 2 cửa. Riêng thành phía Nam (đường Lê Duẩn và Trần Hưng Đạo) thì có 4 cửa, trong đó 2 cửa sát kỳ đài dành cho hoàng gia

Xem thêm: Tên gọi của 13 cửa ra vào Kinh Thành Huế không phải ai cũng biết

Thời vua Gia Long thì đây là tòa thành bằng đất, sau đó mới được xây lại bằng gạch. Và nó có tên là Kim thành
Tới thời Minh mạng thì không còn gọi là Kim thành nữa, mà chỉ gọi bằng “quách”
Vì tính chất phòng thủ của toà thành này mà nhiều người vẫn hay gọi là Phòng thành. Và bao quanh nó chính là Hộ Thành Hà (Ngoài ra còn có hào ở phía ngoài chân thành)

Để hiểu hơn về quá trình xây dựng Kinh Thành Huế, các bạn đọc Link bên dưới

Tóm tắt ngắn gọn quá trình xây dựng Kinh Thành Huế

Hoàng thành

Là vòng thành ở giữa, chu vi hơn 2.450m. Gồm 4 cửa ra vào. Mỗi phía Đông Tây Nam Bắc trổ một cửa ra vào
Hướng nam: Cửa Ngọ Môn – Cũng là một công trình kiến trúc rất đặc biệt của Hoàng Thành Huế. Đây chính là nơi mà khách mua vé để vào cổng tham quan Đại Nội

Hướng Bắc: Cửa Hòa Bình – Đường Đặng Thái Thân – Hiện tại là cửa ra vào cho những ai làm việc trong Đại Nội

Hướng Đông: Cửa Hiển Nhân –  Đường Đoàn Thị Điểm – Lối ra cho du khách khi vào tham quan Đại Nội Huế

Hướng  Tây: Cửa Chương Đức – Đường Lê Huân

Tử Cấm Thành

Là vòng thành trong cùng, chu vi khoảng 1220m. Nơi Vua và gia đình ở.
Thời Gia Long thì Tử Cấm Thành gọi là Cung Thành. Đến thời Minh Mạng mới đổi là Tử Cấm Thành (năm 1822)
Tử Cấm Thành hiện nay chỉ còn vết tích, chứ khuôn viên giới hạn không rõ ràng

Lúc mới xây dựng, Tử Cấm Thành có tất cả 7 cửa ra vào. Mặt hướng Nam chỉ trổ 1 cửa, chính là Đại Cung Môn (bây giờ vẫn còn cái nền móng) dẫn vào điện Cần Chánh. Mỗi mặt còn lại đều có 2 cửa

Về sau ở mặt Đông trổ thêm 2 cửa và mặt Bắc trổ thêm 1 cửa

Vậy Tử Cấm Thành có tất cả là 10 cửa ra vào

Hoàng thành và Tử Cấm Thành gọi chung là Đại Nội

Mua vé tham quan Đại Nội Huế chính là vô tham quan các công trình bên trong Hoành Thành và Tử Cấm Thành. Hiện tại số công trình còn lại cũng không nhiều, nhưng đủ nhiều để các bạn hình dung ra một lịch sử hào hùng nơi đây
Nhiều bạn mất 200k vô đi lòng vòng xong ra cũng không hiểu Đại Nội là cái gì mới khổ….Hi vọng sau khi đọc xong bài này thì mọi người sẽ hiểu hơn thế nào là Đại Nội, thế nào là Kinh Thành Huế. Và quan trọng hơn là hiểu về lịch sử của xứ Huế

Phân biệt một vài từ hay nhầm lẫn ở Huế

Đại Nội: như đã nói ở trên là Hoàng thành + Tử Cấm Thành
Thành nội: là phần đất trong phạm vi Kinh thành. Lúc xưa từ Thành Nội hay được dùng, bây chừ thấy ít dùng, có thể nói là mất luôn trong giao tiếp hàng ngày của người Huế
Kinh thành: là vòng thành ngoài cùng. Tuy nhiên vẫn được hiểu là Thành nội
Nội thành: chính là phần đất thuộc thành phố Huế. Từ này là chung cho các tỉnh thành khác ở Việt Nam

Tham khảo: Phan Thuận An, Nguyễn Đắc Xuân

Mời các bạn ghé đọc chuỗi bài viết trong chuyên mục KHÁM PHÁ HUẾ của Lá Quê để tìm hiểu thêm về lịch sử Huế

Đàn Xã Tắc – Kinh Thành Huế

Cửa biển Thuận An qua các thời kỳ thay đổi như thế nào ?

Tên gọi của 13 cửa ra vào Kinh Thành Huế không phải ai cũng biết !

Chợ Đông Ba có từ khi nào ?

Sông Hương có từ bao giờ ? – Khám Phá Huế

Lăng Cơ Thánh – Vì sao được gọi là lăng Sọ ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cuộn lên trên