Sông Hương có từ bao giờ ? – Khám Phá Huế

Sông Hương (Ảnh: st)

Mỗi vùng đất đều gắn liền với một dòng sông nào đó. Hà Giang, cực Bắc của Tổ quốc gắn liền với con sông Nho Quế với màu xanh ngọc bích đặc trưng. Cà Mau thì gắn liền với con sông Cái Lớn. Đà Nẵng thì có sông Hàn chảy ngang thành phố

Huế cũng vậy đó, dòng Sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố. Sông Hương, Núi Ngự là biểu tượng không thể thiếu của xứ kinh kỳ, đã được nhiều nhà văn, nhà thơ đưa vào tác phẩm của mình.

Nhưng,

Có bao giờ bạn tự hỏi Sông Hương có từ bao giờ ? Nguồn gốc tên gọi Sông Hương ? Sông Hương có đúng như tên gọi của nó là sông có hương thơm hay không ?

Theo Ô Châu Lục Cân (1553) và Phủ Biên Tạp Lục (1776) đều gọi là sông Linh Giang.

Ngoài ra, Sông Hương còn có các tên khác như Lô Dung, sông Dinh, Yên Lục, sông Huế…

Hiện tại vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào xác định năm khai sinh cái tên Sông Hương. Và thơ văn sớm nhất đề cập đến dòng sông Hương có lẽ là của Nguyễn Du – nhà thơ, làm quan đầu triều Nguyễn

“Hương Giang nhất phiến Nguyệt, kim cổ hứa đa sầu”

Dịch: Sông Hương một mảnh trăng, xưa nay đã gợi lên bao mối sầu.

Đến sau Nguyễn Du mấy chục năm, Đào Tấn – nhà soạn tuồng vĩ đại thời Tự Đức – cũng trong 1 bài thơ chữ Hán đã viết về sông Hương.

“Cộng ẩm Hương Giang thủy

Vô nhân thức thủy hương”

Dịch:

Cùng uống nước sông Hương

Không có (mấy) người cảm nhận được mùi thơm của nước.

sông hương, sông hương huế, du lịch huế, khám phá huế

Phố đi bộ, cầu gỗ lim ven sông Hương

Và đặc biệt hơn, nước sông Hương có mùi thơm là chuyện thật, không phải chỉ là trí tưởng tượng của các nhà thơ. Theo cụ Vân Bình Tôn Thất Lương (1887-1951) – một vị hoàng tộc, uyên thâm sử học và văn học cổ điển Việt Nam – tác giả của Hương Giang hành, cho biết nguồn gốc của mùi thơm đó khi viết về con sông xinh đẹp này

Cụ Vân Bình viết: “Hương Giang phát phát nguyên từ hai nguồn tả, hữu trạch nguyên ở miền thượng lưu tỉnh Thừa – Thiên, quanh co gành bãi ruộng vườn, chảy lần qua Kinh thành Huế, đến cửa Thuận An rồi ra Đông Hải. Hai bên bờ tả, hữu trạch có giống Thạch Xương Bồ, là một vị thuốc trường sanh, có mùi thơm, mọc hai bên bờ khe, nước khe lần hóa ra thơm. Hương giang (sông Thơm) bởi đó mà có danh vậy.”

Cỏ thơm có giống Thạch Xương Bồ,

Sanh ở hai nguồn tả, hữu trạch;

Hơi thơm dầm nước, nước trong veo;

Hợp thành sông thơm chảy róc rách

sông hương, sông hương huế, du lịch huế, khám phá huế

Sông Hương – Hai nhánh sông Tả Trạch, Hữu Trạch hợp nhau tại ngã ba Tuần

Hy vọng chút ít kiến thức trên đã giúp các bạn hiểu thêm về dòng Sông Hương thơ mộng. Dòng sông gắn liền với cuộc sống, ký ức của biết bao thế hệ con người được sinh ra, lớn lên tại chốn Kinh kỳ

Tham khảo: Nguyễn Đắc Xuân – 700 năm, THUẬN HÓA – PHÚ XUÂN – HUẾ

Mời các bạn ghé đọc chuỗi bài viết trong chuyên mục KHÁM PHÁ HUẾ của Lá Quê để tìm hiểu thêm về lịch sử Huế

Kinh thành, địa danh và một vài công trình liên quan

Đàn Xã Tắc – Kinh Thành Huế

Cửa biển Thuận An qua các thời kỳ thay đổi như thế nào ?

Tìm hiểu về hệ thống thành quách ở cố đô Huế

Chợ Đông Ba có từ khi nào ?

Sông Hương có từ bao giờ ? – Khám Phá Huế

Lăng Cơ Thánh – Vì sao được gọi là lăng Sọ ?

Tên gọi của 13 cửa ra vào Kinh Thành Huế không phải ai cũng biết !

Hoàng thành, Tử Cấm thành và các cung điện

Điện Thái Hòa – Nơi diễn ra các nghi lễ trọng đại của triều Nguyễn

Thế Miếu – Nơi thờ phụng các vua Nguyễn

Hưng Miếu – Nơi thờ thân phụ và thân mẫu vua Gia Long

Cửu đỉnh – Nơi khắc ghi sự giàu có của Tổ Quốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

scroll to top
error: Nội dung được bảo vệ !
zalo-icon
phone-icon
facebook-icon