Trà Cung Đình Huế Đức Phượng G10

(3 đánh giá của khách hàng)

140.000

Đã bán: 4

Thương hiệu: Trà Cung Đình Huế Đức Phượng
Bảo quản: Nơi thoáng mát
Quy cách đóng gói: Túi 600gr, gồm 20 gói 30gr.
Khối lượng tịnh: 600gr

Bán lẻ toàn quốc.
Liên hệ ngay: 0935 088 394

Sản phẩm cùng loại

Mô tả

Trà Cung Đình Huế Đức Phượng là một trong nhiều thương hiệu trà cung đình nổi tiếng nhất ở Huế hiện nay. Chuyên cung cấp các loại trà cung đình như G10, G8, G9, Trà túi lọc…

Lá quê là đại lý chính thức được ủy quyền của Trà cung đình Huế Đức Phượng. Với hệ thống chi nhánh tại Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Lá Quê phân phối trà Cung đình Huế Đức Phượng nhanh nhất đến khách hàng của mình.

Khách hàng ở các tỉnh thành khác của Việt Nam, Lá Quê sẽ tiến hạnh vận chuyển qua đối tác vận chuyển trung gian, có thu hộ (COD).

Trà Cung đình được nhiều khách hàng sử dụng như một thức uống thanh nhiệt mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp, đau đầu, tim hồi hộp, mất ngủ, mát gan, đẹp da, bồi bổ khí huyết, giảm độc giúp tăng cường sức khỏe, thích hợp với người tiểu đường, giảm cholesterol. Vị thảo mộc kết hợp với vị ngọt thanh, nhẹ của mật ong làm cho trà cung đình là thức uống dễ uống, ngon và phù hợp với phần lớn mọi người.

Thành phần trà Cung đình Huế

1. Cúc hoa, 2. Tim sen, 3. Hoài sơn, 4. Đẳng sâm, 5. Cỏ Ngọt, 6. Hồng táo, 7. Đại táo, 8. Hồi hoa, 9. Atiso, 10. Hoa lài, 11.Hoa hòe, 12. Khổ qua, 13. Thảo quyết minh, 14. Vối nụ, 15. Kỷ tử, 16. Cam thảo bắc.

Cúc hoa – Thành phần số 1

Là loại hoa cúc được các dùng trong việc ướp trà. Không chỉ là trà cung đình Huế mới dùng loại hoa cúc này, mà có nhiều loại trà dùng đến nó.

Cúc hoa Trị chóng mặt, đầu đau, mắt đỏ, hoa mắt các chứng du phong do phong nhiệt ở Can gây nên, nặng một bên đầu. Chính vì vậy, nếu bạn có triệu chứng trên thì uống trà Cung đình Huế sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều.

Tim sen – Thành phần số 2 của trà Cung đình Huế

Theo tài liệu, tim sen có chứa asparagin và các alkaloid như nelumbin, nuciferin, liensinin được dùng để chữa các chứng bệnh như: Đau đầu choáng mắt hoa, hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim đập nhanh, chữa mất ngủ kéo dài, hại huyết áp

Hoài sơn – Thành phần số 3

Hoài sơn là một dây leo có 1–2 rễ củ mập, hình trụ hơi dẹt, thuôn dần về phía đầu như hình quả bầu, dài chừng 30–50cm (có thể đến 1m), ăn sâu xuống đất.

Người ta thường sử dụng thân rễ củ mài để làm thuốc. Các bộ phận này được thu hoạch vào mùa đông và đầu xuân khi cây tàn lụi.

Hoài sơn được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và điều trị một vài chứng như: Người có cơ thể suy nhược; Bệnh đường ruột, ỉa chảy, lỵ lâu ngày; Bệnh tiêu khát; Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh; Viêm tử cung (bạch đới); Thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt; Ra mồ hôi trộm.

Đẳng sâm – Thành phần số 4 của trà cung đình

Cỏ ngọt – Thành phần số 5 của trà Cung đình

Cỏ ngọt hay còn được gọi là cỏ lạc, cỏ mật. Được trồng nhiều ở Lâm Đồng, Cao Bằng, Hà Giang…

Theo đông y, cỏ ngọt có tác dụng trong việc điều trị tiểu đường, cao huyết áp, béo phì. Ngoài ra, cỏ ngọt có tác dụng rất lớn trong việc giải nhiệt, lợi tiểu, làm đẹp da, hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

Hồng táo – Thành phần số 6 của trà cung đình

Hồng táo sử dụng trong trà Cung đình Huế là loại táo tàu được sấy khô. Hồng táo có màu đỏ cam. Trong khi trà Cung đình Huế cũng có một loại táo khác màu đen chính là đại táo.

Hồng táo có tác dụng làm cho cơ thể thanh thoát, khỏe mạnh sống lâu, bổ khí dưỡng huyết, thích hợp với người mắc bệnh ban xuất huyết chảy máu. Dưỡng huyết bổ tim, thích hợp với người bị suy lao do tâm huyết hư. Hoạt huyết khứ ứ, phù hợp với người bị bệnh mạch vành. Bổ tỳ thận, phù hợp với người khí suy do huyết áp thấp.

Đại táo – Thành phần số 7

Cũng là một loại táo tàu nhưng khi sấy lên có màu đen nên còn được gọi là táo đen hay táo đỏ.

Đại táo có tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng vi sinh tân dịch, điều hoa danh vệ, hòa giải các vị thuốc khác. Dùng chữa tỳ hư sinh tiết tả, các bệnh do doanh vệ không điều hòa. Phàm đau răng, đờm nhiệt, trung mãn không nên dùng.

Hồi hoa – Thành phần số 8 của trà Cung đình Huế

Atiso – Thành phần số 9

Atiso là loại cây được trồng nhiều ở nước ta, tập trung nhiều ờ Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo…

Tất cả các bộ phận từ rễ, thân, lá và hoa đều được sử dụng với các mục đích khác nhau như làm thuốc, trà, thức ăn..

Atiso có nhiều công dụng trong chữa bệnh như thông tiểu, thông mật, chữa bệnh về gan, viêm thận, sưng khớp xương. Ngoài ra, atiso còn có khả năng giảm cholesterol trong máu…

Hoa lài – Thành phần số 10 của trà Cung đình

Là loại hoa được dùng rất nhiều trong việc ướp trà. Ngoài tạo hương thơm cho trà, hòa lài còn có rất nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh.

Trị đau đầu, ho: Biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất là uống trà hoa lài. Xoa bóp dầu thơm từ hoa lài có thể có ích cho bất kỳ loại chứng đau đớn nào vể thể chất. Với những phụ nữ sinh đẻ, dùng dầu hoa lài cũng rất tốt. Hơn thế nữa, hoa lài còn là một chất khử trùng mạnh mẽ, an thần và là thuốc bổ được đề nghị dùng cho trường hợp khó thở, ho và suy nhược thần kinh. Nó cũng có tác dụng với các bệnh về da giúp làm dịu cơn đau.

Tăng năng lượng: Trà hoa lài được biết đến nhiều bởi nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như là một tá dược trong giảm cân. Trà hoa lài có tính chất an thần, giúp điều chỉnh lưu thông máu và giảm căng thẳng động mạch. Hương vị của một tách trà hoa lài là ngọt ngào và kết hợp với trà xanh sẽ là một liều thuốc bổ và có hiệu quả tăng năng lượng.

Hoa hòe – Thành phần số 11

Hoa hòe là một loại hoa quý của triều Nguyễn Huế. Cũng chính vì vậy mà hoa hòe là một trong chín loại hoa được khắc lên Cửu Đỉnh trong Đại Nội Huế.

Ngoài chức năng làm đẹp, hoa hòe còn có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh như: Tác dụng cầm máu, tác dụng hạ huyết áp, tác dụng chống tai biến mạch máu não, tác dụng chữa trĩ, đại tiện ra máu, băng huyết, tiểu tiện ra máu.

Khổ qua – Thành phần số 12 của trà Cung đình

Khổ qua là một loại trái gần gũi với bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình. Và cũng là một thành phần chính trong trà cung đình Huế với nhiều tác dụng như:

  • Tả thực hỏa ở 6 kinh, thanh thử, ích khí, chỉ khát. Trị đơn hỏa độc khí, mụn nhọt kết độc.
  • Trừ nhiệt tà, giải lao, thanh tâm, minh mục.
  • Trừ nhiệt, giải phiền.

Thảo quyết minh – Thành phần số 13

Còn gọi là hạt muồng, quyết minh, đậu ma, giả lục đậu, giả hoa sinh, lạc giời. Thảo quyết minh được phơi hay sấy khô và dùng làm một thành phần trong trà Cung đình Huế

Thảo quyết minh vị mặn, tính bình, vào hai kinh can và thận, có tác dụng thanh can, ích thận, khử phong, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện. Dùng chữa thong manh có màng, mắt đỏ, nhiều nước mắt, đầu nhức, đại tiện táo bón. Người ỉa lỏng không dùng được.

Vối nụ – Thành phần số 14

Vối là loại cây được trồng nhiều ở miền bắc nước ta với chức năng chính là pha nước vối uống. Tuy nhiên, ít ai biết vối còn được sử dụng trong nhiều loại trà thảo mộc, đặc biệt là trà cung đình Huế.

Công dụng của Vối nụ: Trị tiểu đường, giúp làm giảm mỡ máu, hỗ trợ chữa bỏng, hỗ trợ chữa đầy bụng không tiêu, hỗ trợ chữa lở ngứa lốc đầu, chữa viêm gan vàng da, hỗ trợ viêm đại tràng mãn tính, phân sống, đau bụng âm ỷ.

Kỷ tử – Thành phần số 15

Kỷ tử có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của tế bào đại thực bào, tăng hoạt lực của enzym dung khuẩn của huyết thanh, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể, chứng tỏ Kỷ tử có tác dụng tăng cường tính miễn dịch của cơ thể, thành phần có tác dụng là Polysaccharide.
Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
Bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần (Dược Tính Bản Thảo).
Trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao (Thực Liệu Bản Thảo).
Chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, là thuốc tốt để ích tinh.
Kỷ tử có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế.

Cam thảo bắc – Thành phần số 15 của trà Cung đình

Công Dụng trà cung đình Huế

  • Giúp ngủ ngon.
  • Hỗ trợ điều trị cao huyết áp.
  • Tăng cường sức đề kháng, giảm lượng cholesterol.
  • Trà cung đình Huế giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan.
  • Tốt cho người bị sỏi thận, các bệnh lý về thận, bổ khí huyết.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh Gout, tăng cương sinh lực cho nam giới
  • Trà cung đình Huế giúp làm đẹp làn da phụ nữ, trị mụn và có tác dụng hiệu quả trong việc giảm cân.

Cách dùng trà cung đình Huế

Ngoài là một loại trà uống hàng ngày, trà cung đình Huế còn có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh. Do vậy, nếu uống trà cung đình Huế thường xuyên sẽ giúp bồi bổ cơ thể, làm cho cơ thể khỏe mạnh, cường tráng. Và việc pha một ấm trà cung đình Huế cho gia đình cũng vô cùng dễ dàng như hướng dẫn bên dưới.

Cho một gói vào bình, đổ nước sôi, tráng bỏ nước đầu. Châm nước sôi vào, 5 phút sau sẽ cho 1 bình trà cung đình để thưởng thức. Có thể bỏ ấm nấu sôi, đóng chai, bỏ tủ lạnh uống hằng ngày, mùa hè thêm đá.

Trà cung đình Huế tại Hà Nội

Lá Quê có chi nhánh phân phối các đặc sản Huế tại Hà Nội trong đó có các loại trà cung đình Huế. Do vậy, nếu bạn cần tư vấn về trà cung đình Huế ở Hà Nội hay liên hệ ngay với chi nhánh Lá Quê tại Hà Nội theo số: 0987 607 633

Trà cung đình Huế tại TPHCM

Lá Quê có chi nhánh phân phối các đặc sản Huế tại Hồ Chí Minh trong đó có các loại trà cung đình Huế. Do vậy, nếu bạn cần tư vấn về trà cung đình Huế ở TPHCM hay liên hệ ngay với chi nhánh Lá Quê tại Hà Nội theo số: 091 2233 950

>>> Xem thêm sản phẩm đặc sản Huế của lá quê tại đây

3 đánh giá cho Trà Cung Đình Huế Đức Phượng G10

  1. Đặng Hương

    Mẹ mình rât thích sản phẩm này của shop
    Giá thì mua ở Huế cũng bằng khi mua ở Sài Gòn, thks shop

  2. Linh An

    Sản phẩm chất lượng
    Điểm trừ là chờ hàng lâu quá

  3. Phạm Phương Uyên

    Mới mua của shop 1 túi hôm nay về uống thử. Đánh giá sơ là hương vị ngon, đặc biệt là không bị ngọt quá
    Chất lượng thì chờ thời gian xem thế nào

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *