Nấm tràm Huế – Món ăn mang hương vị “đắng ngắt” say đắm bao người

Nấm tràm Huế

Tại rất nhiều vùng đất ở Huế, nấm tràm luôn rất được người dân yêu thích và chế biến thành nhiều món ngon. Sở dĩ loại nấm này được người dân ưa chuộng nhiều như vậy đó là do nhiều tác dụng của nó. Được ví như là “lộc trời ban” cho con người. Vậy nấm tràm Huế là gì? Đặc điểm và tác dụng của loại nấm này đối với chúng ta như thế nào? Bài viết của Lá Quê sẽ giúp cho anh em khám phá thông tin về loại nấm này. 

Đôi nét về nấm tràm Huế

Nấm tràm Huế là một loại nấm mọc dưới tán tràm, thường có màu nâu tím, bên trong tai thì có màu trắng mịn. Nấm có hình dáng đẹp và có vị đắng rất đặc trưng. Có hai loại nấm tràm được mọc từ cây tràm nước, cùng với loại nấm tai lớn mọc ở các cây tràm bông vàng. Trong đó, nấm tai nhỏ thì có hương vị thơm ngon hơn hơn rất nhiều. 

Tại Huế, loại nấm này thường xuất hiện ở các huyện như Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà, Hương Thủy,…

Nấm tràm chỉ mọc sau các cơn mưa đầu mùa trong rừng tràm. Chúng mọc lên rất nhanh chóng nhưng cũng rất mau tàn. Nấm sẽ bắt đầu nở rộ dần và kéo dài trong khoảng hơn tháng thì hết mùa. Cho nên mỗi năm sẽ có hai đợt hái nấm sẽ rơi vào tháng 4 và tháng 7 âm lịch. Tuy vậy, mỗi đợt nấm chỉ mọc trong khoảng một tuần lễ mà thôi. Do đó, cứ hễ đến vào khoảng thời gian này thì người dân sẽ bắt đầu đi hái nấm tràm. 

Nấm tràm Huế
Nấm tràm Huế

Hương vị của nấm tràm

So với nhiều loại nấm được bày bán trên thị trường. Thì nấm tràm Huế không hề có mùi vị ngọt thông thường, mà nó mang một mùi đắng rất lạ miệng. Nếu ai mà không quen được mùi vị đắng hoặc nếu không biết cách chế biến thì không thể cảm nhận hết vị ngon của nấm.

Tuy nhiên, vị đắng của nấm tràm không phải là vị đắng ngắt như khổ qua. Mà nó mang chút mùi thanh và ngầy ngậy vương trên đầu lưỡi. Nhưng ăn vào miệng rồi thì chất đắng sẽ càng dịu. Nhiều người rất thích mùi vị lạ lạ của nấm tràm này. 

Không những thế, tác dụng của nấm tràm cũng vô cùng đặc biệt. Cho nên, với mức giá nấm tràm Huế phải chăng cùng với nhiều tác dụng của nấm tràm. Do đó, kể cả người dân bản xứ hay thực khách ở xa mong muốn thưởng thức nấm tràm. 

Nấm tràm Huế
Nấm tràm xào

Khám phá tác dụng của nấm tràm Huế

Nấm tràm có tác dụng gì mà được nhiều người ví như “lộc” trời ban? Cũng như nhiều loài nấm khác có các công dụng, thì nấm tràm cũng không ngoại lệ. Khi mà chúng mang đến cho con người những tác dụng cực kỳ lớn như sau: 

Bồi bổ cơ thể

Nấm tràm mang đến những vitamin như B1, B2, B3, D,… cùng với nhiều khoáng chất như là sắt, kẽm, axit folic,… Hơn thế nữa, hàm lượng protein có trong nấm còn được sánh ngang với các loại thịt động vật. Mà chỉ số chất béo có hại lại ít hơn hẳn. 

Nếu thường xuyên ăn nấm thì sẽ giúp cơ thể chúng ta bổ sung đầy đủ và cân bằng nhiều dưỡng chất thiết yếu. Có thể chế biến nấm tràm thành canh, cháo nấm,… để cung cấp dưỡng chất cho người mới ốm dậy là quá tuyệt vời. 

Nấm tràm Huế hỗ trợ trị bệnh cảm cúm

Một tác dụng của nấm tràm phải kể đến đó chính là hỗ trợ trị bệnh cảm cúm. Tinh dầu tràm sẽ giúp cho người ốm vì bị cảm với các biểu hiện như ho, sổ mũi,… sử dụng rất hiệu quả. Đặc biệt là an toàn với cả bà bầu và trẻ em. 

  • Nấm tràm chứa chất Eucalyptol trong nấm mang đặc tính sát khuẩn nhẹ, tiêu viêm và long đờm. 
  • Hoạt chất a-Terpineol có khả năng ức chế được virus cảm cúm hiệu quả. 

Nếu trong những ngày giao mùa mà bạn bị cảm mạo thì một bát cháo nấm nóng hổi sẽ cứu cách và giúp giải cúm tự nhiên. 

Giải rượu nhờ nấm tràm

Bạn có tin không? Nấm tràm còn có thể giúp chúng ta giải rượu. Các hợp chất bên trong nấm tràm sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu. Giảm được các triệu chứng xuất hiện do khó chịu khi say. Bên cạnh đó, nấm cũng giàu chất xơ và vi khoáng giúp bù nước hiệu quả. 

Đồng thời, nấm tràm cũng giúp làm dịu những cơn choáng váng và đau đầu khi say. Fructose có trong nấm cũng giúp tiêu hóa rượu nhanh, làm mát gan và kích thích giải độc tố. Vậy nên, nhiều chị em cũng nên biết về cách giải rượu hữu ích cho các ông chồng của mình. 

Nấm tràm có khả năng phòng chống ung thư

Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy nấm tràm có khả năng phòng chống ung thư. Cụ thể: 

  • Nấm giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn được sự xuất hiện của khối u ác tính. 
  • Selenium có trong nấm còn giúp tiêu viêm, thu nhỏ được kích thước các khối u. 
  • Bên trong nấm còn có hợp chất axit folic cũng là mắt xích cho việc tổng hợp DNA. Giúp ngăn chặn không cho các biến thể gen xuất hiện. 

Nhiều người có lẽ không tin với tác dụng vượt trội này của nấm tràm. Tuy nhiên, điều này đã được kiểm chứng trên chuột. Các chuyên gia đã cấy dung dịch polysaccharide chiết xuất từ sợi nấm tràm vào một con chuột bạch được tiêm tế bào u ác tính. Kết quả là, con chuột này sống được lâu hơn hẳn so với nhiều con khác khi không được cấy polysaccharide.

Nấm giúp thanh nhiệt

Nấm tràm Huế mặc dù có tính ấm nhưng nó lại hoàn toàn không hề nóng. Do đó, nhiều người kết hợp với rau khoai lang, rau muống, lá lốt giúp thanh nhiệt. Giảm được các triệu chứng nóng trong người. Ngoài ra, nấm tràm còn có chức năng thải độc đã được kiểm chứng trên chuột bạch. 

Cháo nấm tràm Huế

Giá nấm tràm Huế hiện nay

Mặc dù có nhiều công dụng như vậy và hương vị ngon tuyệt. Nhưng giá nấm tràm lại không hề cao chút nào. Hiện nay, giá bán của nấm tràm tươi chỉ giao động từ 20.000 – 35.000/1 kg, tùy vào mùa. Còn đối với nấm tràm cấp đông (dành cho thực khác ở xa) thì giá bán lên đến 70.000/1 kg. 

Các món ăn được chế biến từ nấm tràm Huế

  • Nấm tràm nấu canh rau: Đây là món ăn đơn giản được nhiều người Huế chế biến cho bữa ăn vào mùa nấm tràm. Nấm tràm đặc biệt hợp với rau lang.
  • Nấm tràm nấu cháo: Cháo nấm tràm là món ăn quen thuộc của nhiều người vào mùa nấm. Vị đắng thanh, nhẹ của nấm tràm tạo thành một loại cháo rất ngon.
  • Nấm tràm xào: Có thể xào không hay xào nấm tràm cùng với một ít thịt heo.

Hy vọng những thông tin mà Lá Quê đã chia sẻ trong bài viết ở trên sẽ giúp cho bạn có được những kiến thức mới. Qua đó, bạn đã hiểu rõ về nấm tràm Huế cũng như những tác dụng của nó. Hãy ghé Huế và thưởng thức ngay các món ngon từ loại nấm này. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *