Lăng Gia Long – Nơi yên nghỉ của vị vua thống nhất đất nước

du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long

Bài 1: Lăng Gia Long (Thiên Thọ lăng)

>>> Xem thêm: Tổng hợp các lăng vua Nguyễn

Giới thiệu về hệ thống lăng tẩm các vị vua triều Nguyễn

Triều Nguyễn (1802-1945), triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, đã để lại cho dân tộc một di sản văn hóa đồ sộ mang giá trị quốc gia và quốc tế, trong đó có hệ thống lăng tẩm của các vua ở miền núi Ngự sông Hương. Đến Huế, nếu chưa một lần đi thăm lăng vua Nguyễn để thấy được sự đồ sộ của kiến trúc và không gian tọa lạc thì vẫn còn nhiều bỏ lỡ đáng tiếc.

Triều Nguyễn kéo dài 143 năm, với 13 vị vua, nhưng vì những lý do lịch sử phức tạp khác nhau, nên hiện nay ở Huế chỉ có bảy khu lăng tẩm. Đó là các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức (ở đây còn có mộ hai vua Thành Thái, Duy Tân), Đồng Khánh và Khải Định. Theo ý đồ quy hoạch kiến trúc Kinh đô nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX, bảy khu lăng ấy nằm trong một vùng khá riêng biệt ở phía tây Kinh thành Huế, nhìn từ vị thế trung tâm của Cố đô. Nhiều thể hiện trên di tích tại chỗ cho thấy vua là đấng chí tôn được biểu trưng bằng hình ảnh mặt trời cao cả. Và hình ảnh mặt trời lặn biểu thị khái niệm vua thăng hà. Khi đã thăng hà, vua cùng mặt trời đi về phía tây để an giấc ngàn thu nơi vùng núi đồi tĩnh mịch. Ở góc trời yên ả đó, có dòng sông Hương êm đềm thơ mộng chảy qua.

Theo quan niệm “tức vị trị lăng”, phần lớn các lăng tẩm đều được xây dựng khi nhà vua còn ở trên ngai vàng. Hầu hết nhân lực, vật lực của Nhà nước và năng lực của chính nhà vua nữa, đều được đổ ra trong nhiều năm để thực hiện. Chủ đề tư tưởng nghệ thuật do nhà vua đưa ra, đồ án kiến trúc do vua duyệt khán và chính nhà vua cũng thường đi giám sát thi công.

Điều mà các nhà kiến trúc dưới thời nhà Nguyễn phải tuân thủ triệt để trước tiên là nguyên tắc phong thủy. Đó là phần việc chuyên môn của các quan ở bộ Lễ, ở Khâm Thiên Giám và một vài cơ quan khác. Âm phần của các vua có phát hay không, hậu vận của Hoàng tộc tốt hay xấu đều do sự lựa chọn cuộc đất “vạn niên cát địa”, do việc định đặt phương hướng và việc coi ngày khởi công xây dựng.

Khu lăng đầu tiên trong loạt bài viết về lăng tẩm nhà Nguyễn là lăng của vị hoàng đế đầu tiên: LĂNG VUA GIA LONG (Hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng)

Vua Gia Long

  • Niên hiệu: Gia Long
  • Năm sinh, năm mất: 1762 – 1820
  • Giai đoạn trị vì: 1802-1820
  • Miếu hiệu: Thế Tổ Cao Hoàng Đế
  • Tên húy: Nguyễn Phúc Ánh

Lịch sử xây dựng lăng vua Gia Long

Lịch sử xây dựng lăng Gia Long rất phức tạp, vì ở đây không phải chỉ có lăng Gia Long, mà lại có cả một quần thể lăng tẩm của nhiều thành viên trong gia đình và dòng họ của nhà vua. Bao gồm lăng Trường Phong của chúa Nguyễn Phúc Chú, lăng Quang Hưng của một bà vợ chúa Nguyễn Phúc Tần, lăng Vĩnh Mậu của một bà vợ chúa Nguyễn Phúc Thái, lăng Thoại Thánh của mẹ vua Gia Long, lăng Hoàng Cô của Thái trưởng Công chúa Long Thành (chị ruột vua Gia Long), lăng Thiên Thọ Hữu của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ thứ của vua Gia Long, mẹ đẻ của vua Minh Mạng), và lăng Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (vợ chính của vua Gia Long). Quần thể lăng tẩm ấy nằm rải rác trên một địa bàn rộng lớn thuộc làng Định Môn. Tất cả các lăng tẩm ấy đã được xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau và trước sau cách nhau gần hai thế kỷ (thế kỷ XVII – XIX).

du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Lăng Thiên Thọ Hữu của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu – Bên phải trước khi vào lăng Gia Long

Riêng Thiên Thọ Lăng, tức lăng vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, việc xây dựng cũng không diễn ra trong một thời điểm đơn giản, mà lại kéo dài trong nhiều năm dưới 3 đời vua từ Gia Long đến Thiệu Trị.

Vào năm 1814, sau khi người vợ chính của vua Gia Long là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu mất, nhà vua bàn với đình thần về việc làm một cái “hiệp lăng” để “song táng” bà và ông về sau vào một chỗ theo cái lệ xưa “càn khôn hiệp đức”.

du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Mộ song táng vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu

Lê Duy Thanh (con trai của Lê Quý Đôn) phụ trách công việc coi đất. Tống Phúc Lương, Phạm Như Đăng được giao nhiệm vụ điều khiển xây lăng.

Công tác xây dựng bắt đầu từ ngày 11-5-1814 với 547 người lính lấy trong 3 đơn vị quân đội tại Kinh đô Huế. Sau đó triều đình mới huy động nhiều thợ giỏi ở các địa phương về làm. Sau khi tìm được cuộc đất tốt và trong khi thi công, nhà vua thường đến giám sát việc làm tại chỗ. Vua đã phong cho vùng núi ở đó là Thiên Thọ Sơn, gồm 42 ngọn núi đồi cao thấp được đặt 42 tên riêng. Tổng thể diện tích khu lăng hơn 2.875 ha

du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Không gian rộng lớn của khu lăng Gia Long
du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Không gian rộng lớn của khu lăng Gia Long

Điện Minh Thành nói riêng và khu vực tẩm nói chung được xây dựng năm 1815.

du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Điện Minh Thành

Công tác xây dựng lăng tẩm kéo đài trong 6 năm, từ năm 1814 đến 1820. Ngoài ra, còn có một số bộ phận kiến trúc được thực hiện sau đó nữa.

Tấm bia “Thánh đức thần công“, ở bên trái lăng do vua Minh Mạng viết xong ngày 10-8-1820 và dựng ngày 18-9-1820. Hai hàng văn võ quan viên và voi ngựa bằng đá ở Bái đình mãi đến tháng 4-1833 mới hoàn tất.

du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Văn võ quan viên và voi ngựa bằng đá được hoàn thành vào tháng 4 năm 1833
du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Văn võ quan viên và voi ngựa bằng đá được hoàn thành vào tháng 4 năm 1833

Hai cánh cửa ở “Bửu thành môn” lúc đầu làm bằng gỗ. Đến thời Thiệu Trị, vua mới bảo Bộ Công làm hai cánh cửa bằng đồng để thay thế (1845).

du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Bửu thành môn – Cửa đi vào huyền cung, nơi chôn thi hài vua và hoàng hậu
du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Bửu thành – Huyền cung – Mộ song táng

Điện Minh Thành mặc dù đã được tu sửa lớn vào năm 1922 thời vua Khải Định và trùng tu nhiều lần sau đó, nhưng thời gian và nhất là chiến tranh đã làm cho nó lâm vào tình trạng có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Hiện nay, ngôi điện đã được tu sửa lại.

So sánh 7 khu lăng vua Nguyễn ở Huế, lăng Gia Long ở vào vị trí xa xôi cách trở nhất đối với trung tâm của Cố đô, nhưng đây lại là khu lăng hoành tráng nhất về cảnh trí thiên nhiên. Đứng giữa cảnh trí ấy nhìn ra chung quanh, người ta dễ có cảm tưởng mình trở nên nhỏ bé giữa vùng núi đồi trùng điệp. Nhưng, việc lựa chọn cảnh trí này đã nói lên được cái tham vọng ôm choàng lấy cả trời đất núi sông của ông vua đầu triều Nguyễn đã từng lăn lộn trên chiến trường trong suốt 1/4 thế kỷ và cuối cùng đã thống nhất được quốc gia.

Các nhà kiến trúc bây giờ đã điều khiển được thiên nhiên, bắt phong cảnh chung quanh phải phục tùng ý đồ của con người. Họ đã đưa vào thiên nhiên những công trình kiến trúc tuy khiêm tốn nhưng thích hợp, vừa phải, bằng một nghệ thuật pha trộn nhuần nhuyễn giữa kiến trúc và thiên nhiên. Đó là nghệ thuật kiến trúc truyền thống của dân tộc Việt Nam đã từng được nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật ca ngợi.

Lăng Gia Long hoành tráng mà đơn giản như cuộc đời của một võ tướng. Mật độ kiến trúc tương đối thưa. Các công trình được trải ra theo chiều ngang. Rộng rãi mênh mông, nhưng ở đây không có lầu đài đình tạ và cũng chẳng xây dựng la thành. Núi đồi chung quanh dăng ra như một vòng thành thiên nhiên bao bọc.

Đơn giản nhất là trong khu mộ táng thi hài vua và hoàng hậu. Hai nấm mộ bằng đá nằm song song, cách nhau chỉ một gang tay, có cùng khuôn khổ và kích thước, bên trên đều có hai mái chảy xuôi trông như những mái nhà mà thời gian đã nhuộm đen thành màu than đá. Không một nét chạm trổ, chẳng một màu sơn thếp, tất cả chỉ là những tấm đá thanh phẳng lì, trơ trụi, tạo ra giữa chốn hoang liêu này một không khí tĩnh mịch và uy nghiêm. Nhưng, hai ngôi mộ nằm sát bên nhau biểu hiện biết bao tình cảm cao đẹp thủy chung giữa vua và hoàng hậu đã từng vào sinh ra tử với nhau trong suốt cuộc đời chinh chiến. Đó là một điểm độc đáo của lăng Gia Long mà người ta không tìm thấy ở lăng vua nào khác.

Điện Minh Thành, công trình kiến trúc chính trong khu vực tẩm, nơi thờ vua và hoàng hậu, cũng chẳng có gì hoa mỹ, rườm rà. Sườn điện chạm trổ đơn sơ nhưng chắc khỏe. Các pa-nô trang trí trong nội thất đều chạm trổ hình chữ “thọ” ở giữa và dây lá cách điệu ở chung quanh. Có một điều đáng chú ý là tất cả những rồng ở các tầng sân, bậc thềm ở lăng Gia Long đều được đắp bằng vôi gạch chứ không chạm bằng đá như ở các lăng về sau.

du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Bên trong điện Minh Thành

Tấm bia “Thánh đức thần công” ở lăng Gia Long tuy không lớn lắm, nhưng là một tấm bia đẹp, được khắc chữ và hình ảnh trang trí chung quanh thật uyển chuyển, công phu. Nghệ thuật và kỹ thuật thể hiện tấm bia đá này vượt hẳn bia Vĩnh Lăng của thế kỷ XV ở Lam Sơn (Thanh Hóa) và những bia tiến sĩ của thế kỷ XVII ở Văn Miếu Hà Nội.

du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Tấm bia “Thánh đức thần công”
du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Bi đình – Nơi đặt tấm bia “Thánh đức thần công”

Các công trình kiến trúc thành quách và cung điện dưới thời Gia Long nói chung và kiến trúc lăng Gia Long nói riêng đã chứng tỏ ông vua đầu triều Nguyễn chẳng những có tài về chinh chiến và tổ chức lại đất nước, mà còn có tài về kiến trúc nghệ thuật nữa.

Lăng Gia Long là mô thức kiến trúc lăng tẩm đầu tiên ở Huế để sau đó các vua kế nhiệm tham khảo và phỏng theo để xây lăng cho mình. Lăng Gia Long góp phần biểu hiện phong cách một ông vua khai sáng triều đại.

Tài liệu tham khảo: LĂNG TẨM HUẾ – Phan Thuận An

Thông tin du lịch lăng vua Gia Long

Địa chỉ: Xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, TT Huế (Trên Google Maps có sẵn)

Giá vé tham quan: 50.000đ

Đường đi:

  1. Nếu đi bằng oto thì theo hướng cầu Tuần, qua khỏi cầu rẻ trái vào quốc lộ 49. Sau đó rẻ trái vào cầu Hữu Trạch (Có trên google maps), chạy theo bảng hướng dẫn sẽ tới được lăng vua Gia Long
  2. Nếu đi bằng xe máy, có thể theo đường oto ở cách 1. Nhưng nên đi theo hướng qua cầu phao sẽ đẹp hơn. Để đi hướng cầu phao, mọi người đi đến chợ Tuần. Đi thẳng tiếp sẽ thấy cầu phao bên tay phải.
  • Lưu ý: mùa mưa lụt thì cầu phao sẽ không đi được. Muốn đi lên lăng Gia Long thì phải theo cách 1

>>> Tham khảo thêm:

Du lịch Huế: Ăn gì ? Chơi gì ? và Ở đâu ?

Một vài hình ảnh thể hiện sự bao la, hùng vỹ của khu lăng vua Gia Long

du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Cầu phao bắt qua sông Tả Trạch – Đường lên lăng vua Gia Long (nếu đi bằng xe máy)
du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Cầu phao bắt qua sông Tả Trạch – Đường lên lăng vua Gia Long (nếu đi bằng xe máy)
du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Cầu phao bắt qua sông Tả Trạch – Đường lên lăng vua Gia Long (nếu đi bằng xe máy)
du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Đường vào lăng Gia Long
du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Trụ biểu trước khu vực “lăng”
du lịch huế, khám phá huế, lịch sử Huế, lăng vua gia long, lăng gia long, lang gia long
Lăng Thiên Thọ Hữu của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu – Bên phải trước khi vào lăng Gia Long

>>> Mời các bạn ghé đọc chuỗi bài viết trong chuyên mục KHÁM PHÁ HUẾ của Lá Quê để tìm hiểu thêm về lịch sử Huế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *