Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá trắm cỏ trên sông Bồ

cá trắm, cá trắm cỏ, nuôi cá trắm, nuôi cá trắm cỏ

Cá trắm cỏ nuôi lồng trên sông Bồ là mô hình đang được nhiều hộ dân tham gia vì mang lại hiệu quả kinh tế cao. Và đây dần trở thành nguồn thu nhập phụ cho nhiều gia đình sống ven sông Bồ – Huế. Cùng Lá Quê tìm hiểu mô hình nuôi cá trắm cỏ và hiệu quả kinh tế mang lại

Cá trắm cỏ là cá gì ?

Cá trắm cỏ là loại cá thuộc họ cá chép. Thân cá hình trụ có màu ngã xanh rêu, bụng tròn màu trắng. Khối lượng phần lớn từ 4 đến 6kg dài khoảng 40 đến 60cm. Tuy nhiên cũng đã ghi nhận những con cá trắm cỏ nặng tới 102kg, dài 1,32m

Thức ăn chính cho cá trắm cỏ thường là các loại cỏ, có thể vì vậy mà nó có tên là cá trắm cỏ. Đây là loài cá háu ăn, hầu hết các loại lá như cỏ, ngô, lá chuối, cây lúa… đều có thể dùng làm thức ăn cho cá trắm.

cá trắm, cá trắm cỏ, nuôi cá trắm
Cá trắm cỏ

Mô hình nuôi cá trắm cỏ bằng lồng trên sông Bồ

Khoảng 15 năm trước, việc nuôi cá trắm cỏ cũng đã có rãi rác một vài nơi ở sông Bồ. Cụ thể là đoạn sông chảy qua làng Phước Yên, xã Quảng Thọ, Huyện Quảng Điền, TT-Huế. Tuy nhiên, do năng suất thấp (vào thời điểm đó khoảng 15-20 tạ/lồng) nên việc nuôi cá trắm cỏ bị lãng quên một thời gian

Sau đó, người dân ở làng Cổ Lão (Hương toàn, Hương trà, TT-Huế) mang mô hình nuôi cá trắm cỏ bằng lồng về thử nghiệm tại đoạn sông Bồ trước làng, nhận thấy có hiệu quả kinh tế khá cao. Khởi điểm ban đầu là 30 tạ/lồng, giá cá tại thời điểm năm 2005 khoảng 40k/kg cho doanh thu vào khoảng 12 triệu/lồng. Từ đó mô hình này ngày càng được mở rộng, nhiều hộ gia đình tham gia nuôi cá trắm.

Hiện nay, nhờ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, từ việc cải tiến lồng nuôi tới nguồn thức ăn,  sản lượng cá trắm trên mỗi lồng được nâng lên đáng kể. Phần lớn các lồng cá trắm cỏ bây giờ đều đạt 7 tạ đến 1 tấn/lồng. Giá cá trắm cỏ hiện nay vào khoảng 60k/kg. Tức mỗi lồng sẽ có doanh thu từ 42 triệu tới 60 triệu trong thời gian nuôi là 1,5 năm.

Với mỗi hộ gia đình thường sẽ có 2 lồng cá chính, và một lồng cá ươm (để ươm cá nhỏ sau đó thả vào lồng chính). Cá lớn xuất lồng thì gối đầu cá nhỏ vào nuôi, do đó mặc dù thời gian từ lúc thả cá đến lúc thu hoạch là 1,5 năm nhưng hàng năm mỗi hộ nuôi cá đều có thể xuất một lồng. Hiện tại, đây cũng là một nguồn thu đáng kể cho người nông dân sống ven sông Bồ.

Theo những hộ nuôi cá trắm cỏ, hàng năm, trừ chi phí thức ăn, thì mỗi hộ nuôi cá trắm cỏ cũng dư ra được 30-50 triệu. Mặc dù số tiền không quá lớn, nhưng so với thu nhập của người nông dân thì đây là một khoản tiền lớn để cải thiện đời sống kinh tế của gia đình.

Mặc dù đây cũng chỉ là nguồn thu nhập phụ nhưng vì hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá trắm cỏ mang lại nên hiện nay trên sông Bồ, đoạn chảy qua các xã Hương Xuân, Quảng Thọ, Hương Toàn … mô hình nuôi cá trắm ngày càng được nhân rộng.

Thời gian nuôi cá trắm cỏ

Theo các hộ nuôi cá trắm cỏ trên sông Bồ thì để cá đạt khối lượng từ 4-5kg phải mất 1,5 năm nuôi trong lồng. Khối lượng cá còn tùy thuộc vào sức cho ăn của mỗi hộ nuôi và điều kiện tự nhiên của năm đó. Có năm nguồn nước tốt thì cá nhanh lớn, ngược lại thì cá chậm lớn.

Về thời điểm thả cá và thời gian thu hoạch: hiện tại không có một quy định nào. Nên bà con có thể thả cá tại thời điểm nào của năm cũng được. Sau khi xuất lồng là có thể thả ngay cá giống vào. Đồng nghĩa với đó là cá trắm cỏ sẽ được xuất lồng quanh năm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân.

Quy trình nuôi cá trắm cỏ bằng lồng

Việc nuôi cá trắm cỏ hiện nay trên sông Bồ nhìn chung khá đơn giản và hầu như không áp dụng công nghệ. Vì nuôi trên sông, tận dụng nguồn nước chảy nên mô hình này có thể nói là bán tự nhiên. Thực tế thì loại cá trắm này ăn rất giống với cá trắm tự nhiên. Sản lượng cá ngoài phụ thuộc vào lượng thức ăn thì còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên hàng năm trên sông Bồ.

Quy trình nuôi cá trắm khá đơn giản, gồm các giai đoạn bên dưới

1. Chuẩn bị lồng nuôi cá trắm cỏ

Lồng nuôi cá trắm cỏ có 3 loại chính: lồng nhôm, lồng sắt và lồng tre. Kích thước và hình dạng thì tương đương nhau: dài gần 6m, rộng gần 2,5m, cao gần 1,5m. Thật ra không có tiêu chuẩn nào cho kích thước lồng, nên mỗi hộ nuôi lại làm một kích thước khác nhau.

Lồng tre: Đây là loại lồng lúc sơ khai của mô hình nuôi cá trắm cỏ trên sông Bồ. Lồng gồm các cây tre được kết nối thành khung. Bên trong lồng được giăng kín bằng lưới và cá được thả bên trong lưới này.

cá trắm, cá trắm cỏ, nuôi cá trắm, nuôi cá trắm cỏ
Lồng nuôi cá trắm bằng tre

Ưu điểm của loại lồng này là chi phí thấp, thả được cá nhỏ vì dùng lưới.

Nhược điểm là không bền, và chỉ nuôi cá đến 4-5 kg. Cá lớn thì phải xuất lồng kẻo sợ cá phá lưới ra ngoài.

Loại lồng này ngày càng ít được dùng. Khi sản lượng cá cao thì người nuôi muốn dùng loại lồng an toàn hơn để giữ cá của mình.

Lồng sắt: tương tự như lồng tre. Thay vi khung lồng bằng tre thì dùng sắt để thay thế. Lồng được tạo khung bằng các cây sắt 6, 8, 10. Bên trong vẫn được giăng lưới để thả cá như lồng tre.

cá trắm, cá trắm cỏ, nuôi cá trắm, nuôi cá trắm cỏ
Lồng nuôi cá trắm bằng sắt

Ưu nhược điểm thì giống như lồng tre. Tuy nhiên chi phí và độ bền có hiệu quả hơn lồng tre nên loại lồng này cũng được sử dụng nhiều.

Lồng nhôm: đây là loại lồng mới phổ biến sau này. Lồng được gia cố bằng khung sắt khổng gỉ. Thay vì dùng lưới để giăng bên trong thì dùng các thanh nhôm dày khoảng 2mm, rộng 2,5cm. Các thanh nhôm được đặt cách nhau 3cm và được tán chặt vào với nhau.cá trắm, cá trắm cỏ, nuôi cá trắm, nuôi cá trắm cỏ

Lồng nuôi cá trắm cỏ bằng nhôm

Ưu điểm của lồng nhôm là bền, nuôi được cá trắm cỏ với kích thước lớn mà vẫn yên tâm không lo bị cá trắm phá lồng. Nhiều hộ nuôi có thể để cá trắm cỏ đạt khối lượng từ 6-7kg mới xuất lồng.

Nhược điểm là chi phí làm lồng rất cao, khoảng 25 triệu cho một lồng và chỉ nuôi được cá trắm sau khi cá con đạt khối lượng hơn 1,5kg (Vì độ hở của các thanh nhôm khá lớn nên cá nhỏ hơn sẽ thoát ra khỏi lồng)

Ngoại ra, còn có thêm lồng ươm. Là loại lồng giống lồng tre, tuy nhiên kích thước chỉ bằng một nữa và dùng loại lưới ô nhỏ. Được dùng để nuôi cá giống trước khi cá được chuyển vào lồng nuôi chính (Thường cá giống mua theo kg, kích thước rất nhỏ, bằng đầu đũa. Sau khi mua cá giống về sẽ cho vào lồng ươm, đến khi cá trắm con đạt kích thước nhất định thì cho vào lồng chính)

cá trắm, cá trắm cỏ, nuôi cá trắm, nuôi cá trắm cỏ
Lồng ươm

2. Chuẩn bị giống cá trắm cỏ

Hiện tại thì giống cá trắm cỏ được cung cấp từ các trại cá giống. Hộ nuôi cá chỉ việc mua về sau đó thả vào lồng ươm.

Chờ khi cá giống lớn đến kích thước phù hợp. Thường khoảng 1 đến 2 lạng là có thể cho vào lồng tre (Lưu ý: chỉ cho vào lồng tre hoặc lồng sắt vì 2 loại lồng này được bao phủ bởi lưới có thể giữ được cá con nhỏ).

3. Chuẩn bị thức ăn cho cá trắm cỏ

Nguồn thức ăn chính của cá trắm cỏ vẫn là các loại rau cỏ. Từ các loại cỏ đến lá chuối, bèo lục bình, cây lúa, lá sắn, củ sắn (tươi hay khô đều được)…đều là món ưa thích của cá trắm cỏ.

cá trắm, cá trắm cỏ, nuôi cá trắm, nuôi cá trắm cỏ
Thức ăn cho cá trắm cỏ – Cây ngô và lá sắn
cá trắm, cá trắm cỏ, nuôi cá trắm, nuôi cá trắm cỏ
Cỏ được trồng làm thức ăn cho cá trắm

Ngoài ra, giai đoạn cá trắm cỏ còn nhỏ thì cá được cho ăn bằng bột. Thị trường thức ăn bột cho cá trắm cỏ hiện nay rất phong phú. Cá trắm cỏ sẽ nhanh lớn hơn khi ăn bằng bột tuy nhiên chi phí nuôi cá bằng bột sẽ cao hơn.

2. Thu hoạch cá trắm cỏ

Sau khoảng 1,5 năm thì cá sẽ đạt khối lượng từ 4 đến 5 kg/con. Lúc này có thể xuất lồng cá trắm cỏ. Việc xuất lồng cũng khá đơn giản, lồng cá được kéo lên cao đến mực nước khoảng 1m thì bắt đầu tiến hành bắt cá.

Dùng một cái mùng loại lớn (mùng để chống muỗi vẫn hay dùng ở gia đình) để quét từ đầu này tới đầu kia của lồng. Sau đó bắt cá cho vào rọ lưới để chuyển lên xe tải. Trên xe tải thì có hệ thống sủi khí oxy giúp cá sống

Để xuất một lồng cá thì thường chỉ cần quét từ 5 đến 6 lượt là hết cá.

Cá trắm được quét vào trong mùng

Thương lái thì đã chờ sẵn để cân cá. Hiện tại thì cung không đủ cầu nên người nông dân không phải lo lắng quá nhiều cho việc bán cá trắm cỏ ra thị trường.

Cá trắm được cho vào rọ lưới để chuyển lên xe tải

Nguy cơ tiềm ẩn trong mô hình nuôi cá trắm cỏ trên sông Bồ

Hiệu quả kinh tế là vậy, tuy nhiên việc nuôi cá trắm cỏ trên sông Bồ cũng có rất nhiều rủi ro cho người nuôi cá.

Hàng năm sẽ có khoảng 2 đợt dịch lớn. Một đợt vào khoảng tháng 2 âm lịch. Đợt này nguyên nhân là do bệnh trên cá, thường chỉ làm chết cá trắm nhỏ dưới 2kg. Nếu cá trắm con vượt qua khỏi giai đoạn này thì có thể phát triển đến lớn.

Đợt dịch này tuy làm chết nhiều cá, nhưng đa số là cá nhỏ và người nuôi cũng đã chuẩn bị số lượng cá con để bổ sung cho lượng cá chết này nên cũng không gây thiệt hại lớn.

Đợt dịch vào hè, khoảng tháng 5 đến tháng 7 dương lịch, khi nước sông Bồ chảy chậm hoặc dừng hẳn do thủy điện trữ nước và thủy triều dâng. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường nước bị ôi nhiễm, lại không có dòng chảy, làm lượng Oxy bão hòa trong nước giảm, khiến cá chết hàng loạt. Đợt này chủ yếu làm chết cá to, đặc biệt cá càng to càng dễ chết, cá ăn càng nhiều càng dễ chết. Cá nhỏ thì thường không bị ảnh hưởng của đợt dịch này.

Việc nước sông Bồ ôi nhiễm có thể do 2 nguyên nhân chính

  1. Có thể do nước bị nhiễm độc tố từ nơi nào đó xả ra, nguyên nhân này hiện nay vẫn chưa được xác định.
  2. Do việc nuôi cá trên sông đã kéo dài từ rất lâu, nên lượng phân cá tích tụ xuống đáy sông rất nhiều. Hiện nay đã quá đầu gối, chính lượng phân này làm cho nguồn nước ôi nhiễm, làm giảm lượng Oxy hòa tan gây cá chết hàng loạt. Đặc biệt những năm trên sông Bồ không có lũ lớn thì nguy cơ lại càng cao (nước lũ mạnh sẽ góp phần đẩy trôi lượng phân này ra biển, giúp cải thiện môi trường nước).

Điển hình như tháng 7 năm 2018, nguồn nước ôi nhiễm đã làm cho cá trắm cỏ chết hàng loạt trên sông Bồ. Nhiều hộ nuôi cá chết sạch lồng, trên sông thì cá trôi la liệt. Gây thiệt hại kinh tế khá lớn cho người nông dân.

Đây cũng là vấn đề quan trọng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá trắm cỏ bằng lông như hiện nay.

Tuy nhiên, chính nhờ mô hình nuôi cá trắm này mà đời sống của bà con ven sông Bồ cũng đã cải thiện đáng kể. Nếu biết đầu tư và áp dụng công nghệ vào việc nuôi cá thì đây sẽ là kế sinh nhai lâu dài cho người dân nơi đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *