Đàn Xã Tắc nằm trên địa phận phường Thuận Hòa trong Thành Nội hiện nay. Được xây dựng vào năm 1806 dưới thời vua Gia Long. Đàn Xã Tắc đã được triều đình nhà Nguyễn dùng để cúng tế thần Xã (tức là thần Đất) và thần Tắc (tức là thần Lúa).
Ý nghĩa và lịch sử xây dựng đàn Xã Tắc
Về ý nghĩa của từ “Xã Tắc”, sách xưa lý giải rằng: “Xã là thần lớn nhất trong 5 thổ thần.. Tắc là quí nhất trong 5 ngũ cốc… Tắc mà không có Xã thì không sinh trưởng được, Xã mà không có Tắc thì không thành hiệu gì. Cho nên hiệp tế Xã, Tắc là vì công lợi ngang nhau”.
Từ ngàn xưa nước ta chuyên sống về nghề nông. Hai yếu tố đất đai và ngũ cốc chi phối hầu như toàn bộ sinh hoạt kinh tế của từng cá nhân trong xã hội. Từ thường dân cho đến vua chúa. Chúng quan trọng đến nổi cổ nhân khi nói đến “sơn hà xã tắc” tức là phải hiểu đó là quốc gia hay là tổ quốc. Những khái niệm thiêng liêng nhất của một dân tộc.
Lãnh đạo đất nước trong hoàn cảnh xã hội nông nghiệp và khuynh hướng trọng nông tất yếu vào đầu thế kỷ XIX. Triều Nguyễn đã lập đàn Xã Tắc để đáp ứng một nguyện vọng thiết thân của toàn thể quốc dân.
Kiến trúc đàn Xã Tắc
Triều đình nhà Nguyễn tổ chức cúng tế ở đây mỗi năm 2 lần, vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch. Hiện tại Đàn Xã Tắc khá hoang tàn, và cũng ít được du khách đến đây tham quan.
Mời các bạn ghé đọc chuỗi bài viết trong chuyên mục KHÁM PHÁ HUẾ của Lá Quê để tìm hiểu thêm về lịch sử Huế