Cửa biển Thuận An qua các thời kỳ thay đổi như thế nào ?

Cửa biển Thuận An

Cửa biển Thuận An là cửa biển chính của Thừa Thiên Huế dẫn nước từ hệ thống Phá TAM GIANG –  CẦU HAI ra biển Đông. Lịch sử ghi nhận sự thay đổi vị trí của cửa biển này, cửa biển Thuận An hiện tại mới có từ năm 1897. Còn cửa biển Thuận An đầu tiên (có từ năm 1404) nay đã được lấp lại bằng con đập Hòa Duân, khu vực bãi tắm Thuận An bây giờ.

Theo tài liệu hiện nay, cửa biển cũ nhất dẫn nước ra biển là cửa biển Tư Hiền

cửa biển thuận an, biển thuân an, cửa thuân an, du lịch huế, đập hòa duân
Hình chụp trên cao cửa Tư Hiền

Vào năm Giáp Thân 1404, một đợt lũ đột phát, nước trên sông Yên Lục (cũng gọi là Lô Giang, sau là Hương Giang) chảy mạnh, xói ngang lưng lưỡi cát nằm giữa Phá TAM GIANG –  CẦU HAI và biển Đông tạo nên cửa biển thứ hai.

Cửa mới này cắt rời làng Thai Dương và làng Hòa Duân (thuộc huyện Phú Vang ngày nay). Vì cắt ngang lưng lưỡi cát nên của biển mới này mang tên Yêu Hải Môn (yêu là cái lưng). Dân gian hay gọi là cửa Eo, cửa Bạt Thác, cửa Thai Dương

Cửa Eo cắt ngang lưỡi cát gây cản trở cho việc lưu thông, đời nhà Hồ, nhà Lê,  đã bắt dân Thuận Hóa gánh đất lấp. Nhưng sức người không chọi nổi sức trời nên việc không thành. Cửa Eo đã tồn tại song song với cửa Tư Hiền cho đến cuối thế kỷ XIX.

Tháng 6 – 1801, đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Văn Tạ đã cho quân triệt ngang cửa Eo không cho quân Nguyễn ở Gia Định tiến vào Phá TAM GIANG để lên chiếm lại Phú Xuân. Tướng Nguyễn Văn Trương phải khó nhọc lắm mới phá được hệ thống phòng ngự của quân Tây Sơn tại cửa Eo.

Do đó, sau khi sau ngày chiến thắng quân Tây Sơn, vua Gia Long đã đổi tên cửa Eo thành cửa Thuận An (1813). Từ cửa Thuận An này, nhà Nguyễn đã làm chủ được Phú Xuân mở ra thời kỳ đọc lập, hùng cường cho nước Việt Nam. Nhưng cũng chính từ của biển này, vào thời vua Tự Đức, quân Pháp cũng vào cửa Thuận An để hoàn thành việc chiếm đóng Việt Nam, mở ra thời kỳ thuộc Pháp hơn 80 năm.

Đến cuối thế kỷ XIX, vào 15-10-1897, một trận sóng Thần nổi dậy, thu hẹp cửa Eo cũ (Cửa Thuận An từ năm 1813), mở thêm 1 cửa biển mới mà dân gian gọi là cửa Sứt.

7 năm sau, 11-9-1904, trận bão năm Thìn, cửa Eo cũ hoàn toàn bị bồi lấp, và cửa Sứt lại được đào sâu thành cửa Thuận An của thế kỷ XX

cửa biển thuận an, biển thuân an, cửa thuân an, du lịch huế, đập hòa duân
Cửa biển Thuận An hiện nay – Cửa Sứt

Nhưng thật không ngờ, trận đại hồng thủy 11-1999, cửa Thuận An cũ ở làng Hòa Duân lại xuất hiện trở lại. Lúc này tồn tại 2 cửa biển gần nhau

Thời điểm này chính là trận đại hồng Thủy năm 1999 mà nhà của 64 hộ thôn Hải Thành bị nước cuốn trôi, với 14 người chết, trong đó 2 người là chiến sĩ đồn biên phòng. Sau đó Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã cho xây dựng khu tái định cư mới vào năm 2010 đặt tên làng Rồng

cửa biển thuận an, biển thuân an, cửa thuân an, du lịch huế, đập hòa duân
Làng Rồng ngày nay

Cửa biển mới hình thành gây chia cắt dân cư nên đến năm 2000 (từ tháng 5 – tháng 7), một con đập được xây dựng để chặn dòng nước và đặt tên là đập Hòa Duân

cửa biển thuận an, biển thuân an, cửa thuân an, du lịch huế
Đập Hòa Duân – Là cửa Eo cũ – Năm 1999 được mở lại – Sau đó được xây đập lấp lại

Chỉ sau đó vài năm thì đập Hòa Duân được cát bồi lấp, sau đó là hàng dương mọc lên hình thành nên các bãi tắm biển như bây giờ – là bãi biển Thuận An nổi tiếng ngày nay ở Huế.

cửa biển thuận an, biển thuân an, cửa thuân an, du lịch huế
Bãi biển Thuận An ngày nay chính là khu vực bị cuốn trôi năm 1999 – Phía trong là đập Hòa Duân

Và hiện nay hệ thống Phá TAM GIANG –  Đầm CẦU HAI đang tồn tại 2 cửa biển là cửa Sứt (mọi người vẫn quen gọi là Thuận An) và cửa Tư Hiền

Tham khảo: Nguyễn Đắc Xuân

Mời các bạn ghé đọc chuỗi bài viết trong chuyên mục KHÁM PHÁ HUẾ của Lá Quê để tìm hiểu thêm về lịch sử Huế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *