Nội dung
Cố đô Huế nổi tiếng với khối kiến trúc xưa đồ sộ gắn với niềm tin tín ngưỡng tâm linh. Chùa Thiên Mụ – ngôi chùa đầu tiên dưới thời nhà Nguyễn chính là biểu tượng đặc trưng và là minh chứng cho điều đó. Với tuổi đời hơn 400 năm, ngôi chùa là địa điểm thu hút vô số khách du lịch từ trong và ngoài nước đem đến cho người tham quan những trải nghiệm tuyệt vời cũng như kiến thức lịch sử của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Nếu bạn đang tò mò rằng ngôi cổ tự đó có gì thì mời bạn cùng Laque.vn điểm qua những nét nổi bật về địa điểm này nhé !
Truyền thuyết hình thành ngôi chùa cổ đến lời nguyền về tình yêu của hiện tại
Lịch sử hình thành chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ được thành lập từ năm , vào thế kỉ XVII dưới thời chùa Nguyễn Hoàng. Tương truyền năm 1545 trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cho chúa Nguyễn Hoàng câu sấm rằng “Hoành sơn nhất đái, Vạn đại dung thân” ( một dãy Hoành Sơn có thể dung thân muôn đời). Sau đó Nguyễn Hoàng bắt đầu chu du thiên hạ ra vùng đất Thuận Hóa tìm đất đặt kinh đô xây dựng cơ đồ, tại vùng đất Phú Xuân một lần du ngoạn ngược theo dòng sông Hương đến đồi Hà Khê thấy một gò đất cao nổi như hình con rồng quay đầu trông lại, phía trước là sông nước mênh mông non nước hữu tình. Dừng chân hỏi thăm người dân quanh vùng thì họ kể ‘ có một bà tiên y phục trắng đỏ ngồi ngay chân đồi và nói rằng đời sau nếu có bậc quốc chủ muốn bồi đắp mặt núi để binh triều vững mạnh thì nên lâp chùa thờ Phật, thỉnh cầu linh khí trời đất tạo phúc muôn dân ‘ sau khi nghe được câu chuyện chúa Nguyễn Hoàng lập tức cho xây ngôi chùa, đặt tên là Thiên Mụ Tự và đóng đô tại vùng đất Phú Xuân ( cố đô Huế hiện tại).
Trước mặt chùa Thiên Mụ (suutam)
Lời nguyền truyền tai của thế nhân về ngôi cổ tự
Mang trong mình phong cách thời cổ xưa, chùa Thiên Mụ gắn liền với những câu chuyện tâm linh li kì và thú vị, từ việc thành lập chùa đến lời nguyền tình yêu của một chàng trai trẻ. Chuyện kể rằng từ ngày xưa, có một đôi trẻ yêu nhau nhưng bởi sự cấm cản từ cha mẹ mà đôi trẻ đã hẹn ước một đời bên nhau rồi gieo mình xuống dòng Hương ngay trước ngôi chùa Thiên Mụ, nhưng cô gái vì dạt vào bờ mà được cứu sóng còn chàng trai thì mãi ngủ dưới dòng sông lạnh lẽo, sau khi được cứu thì người con gái được gả cho một hào phú một thời gian sau, cô quên đi chàng trai ấy, vì oán hận mà linh hồn của chảng trai đã nhập vào chùa Thiên Mụ mà nguyền rằng “ bất cứ đôi tình nhân nào đến đây khi về đều sẽ chia li đôi đường đôi ngã”. Đến nay người ta vẫn truyền tai nhau rằng “ Chùa Thiên Mụ đi hai về một mà đi một về hai” nên là hãy ghé chùa Thiên Mụ một mình, có khi bạn sẽ tìm thấy chân ái của cuộc đời mình thì sao.
Thăm Huế, khám phá Thiên Mụ thời điểm nào sẽ có trải nghiệm tốt nhất ?
Tháng 1, Tháng 2 là thời gian tuyệt vời để bạn ghé thăm Huế, ghé Thiên Mụ bởi cái nắng ấm dịu nhẹ của tiết thời xuân, từng chồi non mầm xanh nảy nở, đem lại cho người ta một sức sống mới đang sinh sôi, nảy nở.
Chùa Thiên Mụ dưới tiết xuân
Chùa Thiên Mụ dưới nắng hè
Có lẽ khá nhiều người ái ngại với cái mùa hè của Huế bởi cái nóng khô khóc, khó chịu nhưng ghé thăm Thiên Mụ vào những chiều hè của Tháng 5,Tháng 6 thì bạn nhất định cũng sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời đấy. Được nhìn ngắm những đóa phượng đỏ rực một vùng trời cùng khối kiến trúc xưa cổ sẽ đem đến cho bạn những hình ảnh mới mẻ, tuyệt đẹp cùng nhiều khoảnh khắc khó quên bởi đó cũng chính là mùa Phật đảng. Mùa mà cố đô Huế có nhiều lễ hội được diễn ra cũng như chứng kiến được niềm tin tín ngưỡng của người dân xứ Huế. Một việc nhưng vẹn đôi đường.
Những kiến trúc nổi bật tại chùa
Tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên-biểu tượng đặc trưng của ngôi chùa. Là mặt tiền đầy trang nghiêm cũng như là địa điểm checkin không được để lỡ khi bạn ghé đến đây nhé. Tháp có 7 tầng với vẻ cổ kính và thoát tục đem lại một nét rất riêng đối với người cảm nhận.
Hình ảnh Tháp Phước Duyên (suutam)
Ngắm xứ Huế hay chùa Thiên Mụ về đêm đều mang cho chúng ta chung một cảm nhận đó là sự bình yên, lộng lẫy xinh đẹp nhưng lại không xô bồ tấp nập như những đô thị phồn hoa náo nhiệt. Xứ Huế xưa nay vẫn vậy, vẫn nhịp sống nhẹ nhàng, và tĩnh lặng.
Cổng Tam Quan
Cổng tam quan ở nằm ngay trước tháp Phước Duyên. Với bai lối vào tượng trưng cho Thiên Địa Nhân, giữa trời đất và con người. Khi bước vào cánh cửa khách du lịch cũng sẽ gặp được 12 vị thần được xem là thần hộ mệnh cho 12 con giáp với hình ảnh đặc biệt. Bởi thiết kế bắt mắt hòa hợp với thiên nhiên cánh cổng trở thành nơi chụp ảnh, checkin của rất nhiều người khi ghé thăm chùa.
Hình ảnh Cổng Tam Quan (Ảnh: ST)
Tổng thể khuôn viên chùa
Vào trong khuôn viên chùa, sự uy nghiêm trang trọng của nó làm ta như hiểu thêm về niềm tin tín ngưỡng tôn giáo của con người nơi đây, đời sống tâm linh của con người xứ Huế vốn mang lại cho ta cảm nhận gì đó rất đặc biệt và khó quên. Là cách mà con người nơi đây luôn hướng đến những giá trị chân, thiện, mỹ như đạo Phật giáo đã truyền dạy cho chúng sanh, là những giá trị tốt đẹp, sống làm sao cho “ tốt đời, đẹp đạo”.
Tượng phật Di Lạc
Người ta kể tai nhau rằng, tượng phật Di Lạc có đôi tai to để lắng nghe những khổ cực của chúng sanh, miệng rộng cùng nụ cười trước những bi ai khó khăn của cuộc sống và bụng bự bao dung,tha thứ cho những việc sai trái của thế nhân.
Những điều nhất định phải làm khi đến đây…
- Checkin tại những kiến trúc nổi bật trên lưu giữ kỉ niệm cho chuyến đi.
- Cầu bình an, may mắn cho bản thân cũng như gia đình, người thân
- Nắm cơ bản những kiến thức về lịch sử để còn kể lại cho bạn bè người thân của bạn nè.
- Tận hưởng cảm giác bình yên thoải mái dưới chân Thiên Mụ, ngắm nhìn hoàng hôn, sông núi bạn sẽ giảm đi phần nào áp lực của cuộc sống đấy…
- Cuối cùng là phải thưởng thức chén đậu hũ Thiên Mụ. Chiều hè dưới chân Thiên Mụ, ngồi thưởng thức chén đậu hũ ngon mát, ngắm từng cánh phượng đỏ rực dưới ánh nắng ngả vàng, đón từng làn gió nhẹ nhàng mang theo hơi mát của dòng Hương, ngắm từng nụ cười từ già đến trẻ tim ta như hiểu ra rằng đó chính là vẻ đẹp của Thiên Địa Nhân chốn nhân gian. Đó là thú vui và cách tận hưởng cuộc sống của biết bao người đang hướng đến.
Nếu có dịp, hãy một lần đến Huế, cảm nhận sự yên bình của thiên nhiên, sự thân thiện của con người và đừng quên ghé thăm Thiên Mụ Tự.